6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN
1.3.1. Nhân tố thuộc về môi trƣờng bên ngoài
Việt Nam là quốc gia cơ bản ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội hoạt động thuận lợi, cạnh tranh và phát triển. Nền kinh tế phát triển nhanh đòi hỏi nguồn nhân lực tri thức cần phải có những đáp ứng kịp thời để góp phần vào sự ổn định và phát triển đó.
Đối với phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, nhân tố chủ yếu là nhận thức của xã hội đối với lĩnh vực nghề nghiệp; tính hấp dẫn của ngành nghề; môi trƣờng pháp luật về dân số, môi trƣờng lao động, các thể chế, cơ chế, chính sách; môi trƣờng kinh tế; khoa học công nghệ; các yếu tố văn hóa xã hội của quốc gia, địa phƣơng.
a. Môi trường kinh tế
Chu kỳ hoạt động của tổ chức ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực, trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hƣớng đi xuống, tổ chức một mặt vẫn phải duy trì lực lƣợng có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động nhƣ cho nhân viên tạm nghỉ, cho nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi xã hội… Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hƣớng ổn định, tổ chức lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cƣờng đào tạo, huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất đòi hỏi tổ chức
phải tuyển thêm ngƣời có trình độ, tăng lƣơng, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện là việc để thu hút lao động.
b. Yếu tố về dân số, lực lượng lao động
Dân số nƣớc ta đang trên đà phát triển nhanh, lực lƣợng lao động hằng năm cần việc làm ngày càng nhiều. Khi có sự gia tăng nhanh về dân số sẽ dẫn đến nhu cầu về vật chất và dịch vụ cũng ngày một tăng, ảnh hƣởng lớn đến nguồn đầu tƣ cho học tập, đào tạo, nâng cao trình độ, ngƣời lao động có trình độ thấp chiếm số đông trong lực lƣợng lao động trong toàn xã hội, không đáp ứng đƣợc với trình độ sản xuất chuyên môn cao.
c. Cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực
Chính sách sử dụng nguồn nhân một cách hợp lý, tạo động lực cho nguồn nhân lực phát huy đƣợc khả năng, tính năng động, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, quản lý… đáp ứng đƣợc những yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nƣớc nói chung và của tổ chức đơn vị nói riêng. Vì vậy, cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục là nhân tố ảnh hƣởng lớn nhất đến chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở mỗi quốc gia, địa phƣơng trong thời kỳ nhất định.
Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực ngành giáo dục thì Nhà nƣớc, địa phƣơng cần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể:
- Xây dựng chính sách tiền lƣơng phù hợp, tƣơng xứng với sức lao động, năng lực cá nhân, đảm bảo giáo viên sống đƣợc với lƣơng của mình để yên tâm công tác, phục vụ lâu dài trong ngành.
- Có chính sách phụ cấp ƣu đãi hợp lý.
- Chính sách sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao là những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực, do vậy cần thiết phải có chế độ phù hợp
để giữ chân ngƣời lao động nhằm khai thác hiệu quả năng lực của họ, phục vụ cho tổ chức, đơn vị.
- Chính sách phong tặng các danh hiệu nhƣ: Nhà giáo ƣu tú, Nhà giáo nhân dân, phong tặng học hàm Giáo sƣ, Phó giáo sƣ phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên, công khai, minh bạch.
d. Môi trường văn hóa
Văn hóa xã hội của một nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Trong nền văn hóa xã hội có nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại, nó có thể gây kìm hãm việc cung cấp nhân tài cho tổ chức.
Sự thay đổi các giá trị văn hóa của một quốc gia cũng là ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, tỉ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng tăng. Điều đó cũng tác động không nhỏ đến các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực là nữ trong tổ chức, vì các tổ chức phải đƣa thêm các ƣu đãi đối với phụ nữ trong quá trình làm việc, tạo môi trƣờng làm việc phù hợp với tâm lý và sức khỏe của lao động nữ…
e. Sự phát triển về khoa học công nghệ
Sự phát triển ngày càng mạnh của khoa học công nghệ có ảnh hƣởng không nhỏ đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Khoa học phát triển cao đòi hỏi nguồn nhân lực phải có đủ trình độ, khả năng làm chủ công nghệ, vận hành máy móc, thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, sự phát triển của các máy móc hiện đại, sự ra đời của các dây chuyền tự động sản xuất sẽ khiến một số công việc hay kỹ năng không còn cần thiết nhƣ trƣớc đây nữa và một số lao động sẽ đối mặt nguy cơ mất việc làm.