6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ
2.2.2. Thực trạng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực
lực
Để đáp ứng đƣợc mục tiêu đào tạo của ngành giáo dục – đào tạo, những năm qua, nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông thuộc ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam không ngừng gia tăng về số lƣợng và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ mà trƣớc hết thể hiện qua trình độ học vấn ở bảng 2.17 sau đây:
Bảng 2.17 Trình độ đào tạo giáo viên dạy bậc ph thông tỉnh Quảng Nam thời gian qua
2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng 15.372 15.829 15.896 Trung cấp 820 5,33 940 5,94 828 5,21 Cao đẳng 6.062 39,44 6.314 39,89 5.620 35,35 Đại học 8.175 53,18 8.471 53,52 9.112 57,32 Thạc sĩ 107 0,7 104 0,65 170 1,07 Tiến sĩ 0 0 0 0 1 0,01 Khác 208 1,35 0 0 165 1,04
Nguồn áo cáo thống kê Sở GD&ĐT Quảng Nam
Từ số liệu ở bảng 2.17, ta thấy qua các năm, trình độ của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam không ngừng tăng lên. Năm học 2011-2012 mới chỉ có 107 ngƣời có trình độ sau đại học thì đến năm học 2013-2014 đã tăng lên là 171 ngƣời trong đó có 1 ngƣời đạt trình độ tiến sĩ. Số lƣợng giáo viên đạt trình độ đại học cũng tăng khá nhanh. Năm học 2011- 2012 có 8.175 giáo viên đạt trình độ đại học thì năm học sau đã tăng thêm 296 giáo viên, đạt 8.471 giáo viên có trình độ đại học và đến năm học 2013-2014 toàn tỉnh đã có 9.112 giáo viên có trình độ đại học. Trong khi, số lƣợng giáo viên đạt trình độ cao đẳng lại có xu hƣớng giảm. Năm học 2011-2012 có 6.062 giáo viên đạt trình độ cao đẳng thì đến năm học 2013-2014 con số này đã giảm nhanh chong hơn 400 giáo viên xuống chỉ còn 5.620 giáo viên. Cơ cấu trình độ của đội ngũ giáo viên cũng chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. T trọng đội ngũ giáo viên có trình độ trung cấp năm học 2013-2014 có
chiều hƣớng giảm so với các năm học trƣớc đó khi từ việc chiếm 5,33% tổng số giáo viên dạy bậc phổ thông năm học 2011-2013 giảm xuống còn 5,21% trong năm học 2013-2014. Bên cạnh đó, t trọng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng cao đẳng cũng giảm, năm học 2011-2012 t trọng đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng chiếm đến 39,44% thì đến năm học 2013-2014 giảm xuống chỉ còn chiếm 35,35%. Trong khi đó, t trọng đội ngũ giáo viên đạt trình độ đại học và sau đại học lại tăng nhanh. Năm học 2011-2012, t lệ đội ngũ giáo viên đạt trình độ đại học chiếm 53,18%, sang năm học 2012-2013, t lệ này tăng nhẹ chiếm 53,52% và đến năm học 2013-2014 t lệ này đã chiếm đến 57,32%. Cùng với đó là sự gia tăng t trọng giáo viên đạt trình độ sau đại học. Năm học 2011-2012, tỉ lệ này mới chiếm 0,7% thì đến năm học 2013- 2014 tỉ lệ này đã tăng lên chiếm 1,08%.
Nhƣ vậy, nhìn chung, trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam luôn tăng lên sau mỗi năm học, tuy tốc độ tăng có phần còn chậm. Cơ cấu trình độ chuyên môn cũng chuyển biến theo hƣớng khá tích cực là tăng t trọng giáo viên có trình độ đại học, trên đại học và giảm cơ cấu giáo viên có trình độ cao đẳng, trung cấp. Chính vì vậy, đến năm học 2013-2014, t trọng giáo viên có trình độ đại học trở lên đã chiếm gần 60% tổng số giáo viên, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu giảng dạy bậc phổ thông trong tỉnh. Điều này cho thấy thời gian qua ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đã hết sức chú ý, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên dạy phổ thông cộng với sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu học tập của đội ngũ giáo viên dạy phổ thông đã giúp trình độ chuyên môn của đội ngũ này đƣợc nâng cao, cải thiện rất nhiều.
Đi vào cụ thể từng cấp học, ta thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên bậc tiểu học đƣợc thể hiện qua bảng 2.18 sau đây:
Bảng 2.18. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên dạy tiểu học tỉnh Quảng Nam thời gian qua
2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng 6.577 6.858 6.953 Trung cấp 820 12,47 940 13,7 828 11,9 Cao đẳng 3.491 53,1 3.640 53,1 3.303 47,5 Đại học 2.185 33,2 2.278 33,2 2.765 39,77 Thạc sĩ 0 0 0 0 1 0,02 Khác 81 1,23 0 0 56 0,81
Nguồn áo cáo thống kê Sở GD&ĐT Quảng Nam
Từ bảng 2.18, ta có thể thấy, số lƣợng giáo viên tiểu học đạt trình độ đại học không ngừng tăng cao. Năm học 2011-2012 mới chỉ có 2.185 giáo viên đạt trình độ đại học thì sang năm học 2012-2013 đã tăng lên thành 2.278 giáo viên và đến năm học 2013-2014 đã tăng vƣợt bậc đạt 2.765 giáo viên. Chỉ trong 2 năm học, số lƣợng giáo viên đạt trình độ đại học tăng 26,5%, một con số khá cao, tƣơng đƣơng 580 giáo viên. Đặc biệt, năm học 2013-2014, bậc tiểu học đã có 1 giáo viên đạt trình độ thạc sĩ. Ngƣợc lại, số lƣợng giáo viên tiểu học đạt trình độ cao đẳng lại có chiều hƣớng giảm. Từ 3.491 giáo viên ở năm học 2011-2012 đã giảm 188 giáo viên, xuống còn 3.303 giáo viên năm học 2013-2014, tƣơng đƣơng mức giảm 5,4%, một con số còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, lƣợng giáo viên đạt trình độ trung cấp có sự biến động không nhiều, từ 820 giáo viên năm học 2011-2012 tăng lên 828 giáo viên năm học 2013-2014. Ngoài ra, cơ cấu trình độ đội ngũ giáo viên cũng không ngừng thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. T lệ giáo viên có trình độ cao đẳng và trung cấp giảm còn t lệ giáo viên có trình độ đại học, trên đại học lại có xu hƣớng tăng, cụ thể: t lệ giáo viên có trình độ trung cấp giảm từ 12,47% năm
học 2011-2012 xuống còn 11,9% năm học 2013-2014; t lệ giáo viên có trình độ cao đẳng giảm từ 53,1% năm học 2011-2012 xuống còn 47,5% năm học 2013-2014; t lệ giáo viên có trình độ đại học từ 33,2% năm học 2011-2012 tăng lên thành 39,77% năm học 2013-2014; t lệ giáo viên có trình độ thạc sĩ năm học 2013-2014 là 0,02% dù những năm học trƣớc đó chƣa có giáo viên bậc tiểu học nào có trình độ này.
Nhƣ vậy, với gần 90% số lƣợng giáo viên dạy bậc tiểu học có trình độ từ cao đẳng trở lên, về cơ bản đội ngũ giáo viên này đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu giảng dạy ở bậc tiểu học. Ngoài ra, cơ cấu trình độ của giáo viên cũng có biến chuyển tích cực, phù hợp với yêu cầu giảng dạy ở bậc tiểu học: t lệ giáo viên có trình độ trên đại học không ngừng tăng lên qua các năm học, đồng thời t trọng giáo viên có trình độ cao đẳng trở xuống luôn có xu hƣớng giảm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng số lƣợng giáo viên có trình độ đại học trở lên cũng rất nhanh (tăng 26,5% chỉ sau 2 năm học), điều này cho thấy sự biến chuyển khá nhanh theo hƣớng tích cực về mặt trình độ chuyên môn của giáo viên bậc tiểu học, đủ sức đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở bậc học này trong tƣơng lai. Những sự thay đổi theo hƣớng tích cực trên có đƣợc là thái độ, sự quyết tâm của ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam và nhất là tinh thần, sự nỗ lực, cố gắng, phấn đấu học tập, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên ở bậc tiểu học. Tuy vậy, số lƣợng giáo viên đạt trình độ cao đẳng và trung cấp dù có giảm nhƣng số lƣợng giảm chƣa đáng kể, tốc độ giảm còn chậm là do hầu hết những giáo viên này tuổi đã cao, không có khả năng đào tạo để chuẩn hóa trình độ nhƣng lại chƣa đủ điều kiện nghỉ hƣu hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc bản thân những giáo viên này không chịu nghỉ việc theo chính sách tinh giảm biên chế vì thủ tục rƣờm ra, phức tạp, chế độ chính sách đãi ngộ chƣa thỏa đáng. Từ thực tế trên, thời gian đến, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cần đầu tƣ nghiên cứu, kiến nghị cấp có thẩm quyền giảm bớt các thủ tục rờm rà, phức tạp
không cần thiết, nhất là bổ sung thêm kinh phí để có chính sách thỏa đáng, có thể khuyến khích số giáo viên chƣa đạt trình độ theo yêu cầu nghỉ tinh giảm biên chế, qua đó củng cố, nâng cao đƣợc chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy cấp tiểu học.
Đi vào tìm hiểu trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên bậc trung học cơ sở ta theo dõi số liệu ở bảng 2.19:
Bảng 2.19. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên dạy trung học cơ sở tỉnh Quảng Nam thời gian qua
2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng 5.930 6.039 5.916 Trung cấp 0 0 0 0 0 0 Cao đẳng 2.571 43,4 2.674 44,3 2.317 39,2 Đại học 3.316 55,9 3.365 55,7 3.550 60 Thạc sĩ 3 0,03 0 0 20 0,34 Khác 40 0,67 0 0 29 0,46
Nguồn áo cáo thống kê Sở GD&ĐT Quảng Nam
Từ bảng 2.19, ta thấy trình độ chuyên môn của giáo viên bậc trung học cơ sở không ngừng đƣợc cải thiện qua từng năm, trong khi số lƣợng giáo viên có trình độ đại học và trên đại học không ngừng tăng lên thì số lƣợng giáo viên có trình độ cao đẳng lại giảm, đặc biệt là ở cấp học này, từ năm học 2011-2012 trở đi không có giáo viên đạt trình độ trung cấp, đây là bƣớc tiến lớn của ngành giáo dục Quảng Nam nói chung và bậc trung học cơ sở nói riêng. Năm học 2011-2012, bậc trung học cơ sở có 2.571 giáo viên đạt trình độ cao đẳng thì đến năm học 2013-2104 giảm 254 giáo viên, còn 2.317 giáo viên, tƣơng đƣơng mức giảm 9,87%, ngƣợc lại số giáo viên đạt trình độ đại học tăng từ 3.316 giáo viên năm học 2011-2012 lên 3.550 giáo viên vào năm
học 2013-2014 và số giáo viên đạt trình độ thạc sĩ tăng từ 3 giáo viên năm học 2011-2012 lên 20 giáo viên vào năm học 2013-2014. Bên cạnh đó, cơ cấu trình độ giáo viên cũng thay đổi theo hƣớng tích cực, trong khi t trọng đội ngũ giáo viên đạt trình độ cao đẳng ngày càng giảm thì t trọng đội ngũ giáo viên đạt trình độ đại học và thạc sĩ ngày càng tăng. Năm học 2011-2012 t lệ giáo viên có trình độ cao đẳng chiếm đến 43,4% thì đến năm học 2013-2104 t lệ này đã giảm khá nhanh xuống chỉ còn 39,2%. T lệ giáo viên đạt trình độ đại học năm học 2011-2012 chiếm 55,9% thì đến năm học 2013-2014 t lệ này đã tăng lên đạt 60%, cùng với đó t lệ giáo viên đạt trình độ thạc sĩ cũng tăng từ 0,3% ở năm học 2011-2012 lên 0,34% vào năm học 2013-2014.
Nhƣ vậy, về cơ bản bản, trình độ chuyên môn của giáo viên bậc trung học cơ sở là đủ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Cơ cấu trình độ giáo viên cũng thay đổi theo hƣớng tích cực, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của công tác giảng dạy khi t trọng giáo viên có trình độ trên đại học chiếm đến trên 60% và không có giáo viên đạt trình độ trung cấp. Bên cạnh đó, tuy số lƣợng giáo viên đạt trình độ đại học có tăng nhƣng tốc độ tăng vẫn còn chậm, chỉ tăng có 7,06% sau 2 năm học, đây là con số thấp hơn khá nhiều so với bậc tiểu học. Với tốc độ tăng chậm nhƣ vậy, trong tƣơng lai, nhiều khả năng trình độ chuyên môn của giáo viên bậc trung học cơ sở sẽ không đủ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy ngày càng tăng.
Những kết quả trên cho thấy sự quyết tâm nâng cao chất lƣợng công tác giảng dạy của ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cùng với sự nỗ lực, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn của của đội ngũ giáo viên dạy bậc trung học cơ sở. Tuy nhiên, cũng nhƣ ở cấp tiểu học, hầu hết những giáo viên dạy bậc trung học cơ sở chƣa đạt trình độ theo yêu cầu đều đã có tuổi, không có khả năng đào tạo để chuẩn hóa trình độ nhƣng lại chƣa đủ điều kiện nghỉ hƣu hƣởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc bản thân những giáo viên này không chịu
nghỉ việc theo chính sách tinh giảm biên chế vì thủ tục rƣờm ra, phức tạp, chế độ chính sách đãi ngộ chƣa thỏa đáng, chƣa khuyến khích ngƣời lao động nghỉ việc theo chính sách này, do vậy, đội ngũ giáo viên có trình độ cao đẳng, chƣa đạt yêu cầu tuy có giảm nhƣng tốc độ giảm vẫn còn chậm, số lƣợng giáo viên này vẫn chiếm t trọng lớn. Từ đó, thời gian đến, ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam cần đầu tƣ nghiên cứu, kiến nghị cấp có thẩm quyền giảm bớt các thủ tục rờm rà, phức tạp không cần thiết, nhất là bổ sung thêm kinh phí để có chính sách thỏa đáng, có thể khuyến khích số giáo viên chƣa đạt trình độ theo yêu cầu nghỉ tinh giảm biên chế, qua đó củng cố, nâng cao đƣợc chất lƣợng đội ngũ giáo viên dạy bậc học này.
Trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam đƣợc thể hiện ở bảng 2.20 sau đây:
Bảng 2.20. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên dạy trung học ph thông tỉnh Quảng Nam thời gian qua
2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng 2.865 2.932 3.027 Trung cấp 0 0 0 0 0 0 Cao đẳng 0 0 0 0 0 0 Đại học 2.674 93,3% 2.828 96,5% 2.797 92,4% Thạc sĩ 104 3,6% 104 3,5% 149 4,9% Tiến sĩ 0 0 0 0 1 0,1% Khác 87 3,1% 0 0 80 2,6%
Nguồn áo cáo thống kê Sở GD&ĐT Quảng Nam
Từ bảng 2.20, ta thấy trình độ chuyên môn của giáo viên bậc trung học phổ thông không ngừng đƣợc cải thiện qua từng năm, số lƣợng giáo viên có trình độ đại học và trên đại học luôn tăng lên qua các năm. Năm học 2011-
2012, bậc trung học phổ thông có 2.674 giáo viên đạt trình độ đại học thì đến năm học 2012-2103, con số này tăng thêm 154 giáo viên, đạt 2.828 giáo viên và đến năm học 2013-2104 tăng lên 2.797 giáo viên, đạt mức tăng 4,6% so với năm học 2011-2012. Số giáo viên đạt trình độ thạc sĩ tăng từ 104 giáo viên năm học 2011-2012 lên 149 giáo viên vào năm học 2013-2014, đây cũng là cấp có số lƣợng giáo viên đạt trình độ thạc sĩ nhiều nhất ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam. Đặc biệt, năm học 2013-2014, lần đầu tiên, bậc trung học phổ thông có giáo viên đạt trình độ tiến sĩ với số lƣợng là 1 ngƣời. Bậc học trung học phổ thông từ năm học 2011-2012 trở đi hoàn toàn chỉ có giáo viên đạt trình độ từ đại học trở lên, chính vì vậy, t trọng đội ngũ giáo viên đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tăng sẽ làm cho t trọng đội ngũ giáo viên đạt trình độ đại học giảm xuống, đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy chất lƣợng đội ngũ giáo viên bậc trung học phổ thông ngày càng tăng lên, cụ thể: t lệ giáo viên đạt trình độ đại học năm học 2011-2012 chiếm 93,3% thì đến năm học 2013- 2014 t lệ này đã giảm xuống còn 92,4%, ngƣợc lại, t lệ giáo viên đạt trình độ thạc sĩ tăng từ 3,6% ở năm học 2011-2012 lên 4,9% vào năm học 2013- 2014 và t lệ giáo viên đạt trình độ tiến sĩ ở năm học 2013-2014 là 0,1%.
Có thể thấy, chất lƣợng đội ngũ giáo viên bậc trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam là khá cao, toàn bộ giáo viên đều có trình độ từ đại học trở lên,