ĐÁNH GIÁ CHUNG, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 82 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG, NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN

TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY BẬC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NAM

2.3.1. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam

a. Thành công

- Cơ cấu giáo viên theo cấp học, địa phƣơng, ngành chuyên môn tƣơng đối chuẩn, đáp ứng đƣợc yêu cầu yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Số giáo viên có độ tuổi dƣới 40 chiếm t trọng lớn nên rất năng động, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.

- Trình độ chuyên môn của giáo viên ngày càng đƣợc nâng cao, đa số đều đạt trình độ đại học, đặc biệt là ở cấp trung học phổ thông.

- Kỹ năng sƣ phạm, giảng dạy; kỹ năng soạn bài giảng, giáo án; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giao tiếp ứng xử của giáo viên phổ thông đạt mức thành thạo trở lên chiếm t lệ khá cao.

- Trình độ nhận thức của đội ngũ giáo viên khá cao, không có trƣờng hợp vi phạm k luật nghiêm trọng.

- Trong những năm qua, mức lƣơng bình quân của giáo viên liên tục đƣợc cải thiện, đời sống tinh thần đƣợc quan tâm nhiều hơn; trang thiết bị phục vụ việc dạy học ngày càng hiện đại; hệ thống trƣờng lớp ngày càng khang trang. Những yếu tố này sẽ giúp giáo viên yên tâm công tác, góp phần nâng cao hiệu quả và chát lƣợng đào tạo.

b. Hạn chế

- Vẫn còn số lƣợng nhất định giáo viên cấp tiểu học chỉ có trình độ trung cấp. Nhiều giáo viên có bằng cấp ngoại ngữ, tin học nhƣng không có khả năng áp dụng vào thực tế.

- Kỹ năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông đạt mức thành thạo trở lên còn thấp, điều này sẽ khiến các giáo viên gặp nhiều khó khăn nếu muốn tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ.

- Một số lƣợng giáo viên nhất định còn nhận thức chƣa đầy đủ về tầm quan trọng của công việc giảng dạy. Chỉ dạy học theo phƣơng pháp đọc chép khiến tiết học luôn nhàm chán, không kích thích sự hứng khởi của học sinh.

- Lƣơng của giáo viên tuy có tăng nhƣng vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thiếu đồng bộ. Việc luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ còn dựa trên cơ sở cảm tính, nể nang dẫn đến nhiều bất công.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

- Vẫn còn tình trạng giáo viên chỉ có trình độ trung cấp, nhƣng chủ yếu là những giáo viên lớn tuổi, gần đến tuổi nghỉ hƣu. Trong khi đó, việc giáo viên có các bằng ngoại ngữ, tin học nhƣng không thể ứng dụng lại là hệ quả của một nền giáo dục chuộng bằng cấp, đối phó, thiếu tính thực tế.

- Nguyên nhân của việc giáo viên phổ thông chƣa có kỹ năng nghiên cứu khoa học là do họ không có động lực cũng nhƣ thiếu hụt kinh phí để nghiên cứu.

- Do một số lƣợng nhất định giáo viên phổ thông còn khá trẻ nên nhận thức về nghề nghiệp còn chƣa cao, nhƣng trong tƣơng lai, với kinh nghiệm đƣợc trải qua trong quá trình làm việc, cộng với sự phổ biến rộng rãi các chính sách, chủ trƣơng Nhà nƣớc của ngành giáo dục, điều này sẽ đƣợc cải thiện.

- Lƣơng của giáo viên đƣợc tính theo quy định của Nhà nƣớc, vì vậy không dễ để điều chỉnh tăng lên. Trong khi đó, việc bổ nhiệm hay điều chuyển giáo viên thƣờng gặp áp lực từ những mối quan hệ bên ngoài nên dễ xảy ra sự bất công, đây là điều thƣờng gặp với nhiều ngành nghề khác trong môi trƣờng ở nƣớc ta chứ không phải là điều cá biệt của ngành giáo dục.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY BẬC PHỔ THÔNG NGÀNH

GIÁO DỤC TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)