Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO

1.2.5. Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Động lực là động lực tâm lý nội sinh gây ra và duy trì hoạt động của cá nhân và khiến cho hoạt động ấy diễn ra theo mục tiêu và phƣơng hƣớng nhất định. Động lực là những gì thôi thúc con ngƣời có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thƣờng gắn với nhu cầu. Động lực là cái thúc đẩy là cho biến đổi, phát triển.

Nhƣ vậy, động lực có thể hiểu là những yếu tố nhằm thôi thúc, thúc đẩy ngƣời lao động làm thay đổi hành động theo hƣớng phát triển. Động lực thúc đẩy đúng đắn dẫn đến hành động đúng đắn, hoàn thiện nhân cách góp phần phát triển nguồn nhân của tổ chức.

Nâng cao động lực thúc đẩy là cách thức duy trì, động viên, khích lệ ngƣời lao động phát huy hết khả năng làm việc.

Để nâng cao động lực thúc đẩy ngƣời lao động thì tổ chức cần phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời lao động, thể hiện bằng những yếu tố tạo ra động lực làm việc có hiệu quả của ngƣời lao động. Các yếu tố đó bao gồm:

a. Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất

Tạo động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất là sử dụng yếu tố vật chất để nâng cao tính tích cực làm việc của ngƣời lao động. Yếu tố vật chất đƣợc hiểu là lƣơng cơ bản, thƣởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội…phải đảm bảo cuộc sống của cá nhân, gia đình của ngƣời lao động. Cần phải cải thiện các yếu tố trên theo hƣớng ngày càng gia tăng để ngƣời lao động an tâm công tác, toàn tâm, toàn ý, dốc mọi khả năng hiện có và tiềm lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

b. Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần

Tạo động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần là dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của ngƣời lao động, đó là những yếu tố thuộc về tâm lý nhƣ: khen, tuyên dƣơng, ý thức thành đạt, sự kiểm soát của cá nhân đối với công việc và cảm giác công việc của mình đƣợc đánh giá cao…

Yếu tố tinh thần còn bao gồm các yếu tố liên quan đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, du lịch. Tạo môi trƣờng làm việc thoải mái, tinh thần làm việc hăng say, đoàn kết, có trách nhiệm với cộng động, với công việc, góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc.

c. Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố cải thiện điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến mức độ tiêu hao sức lực của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất. Mỗi một môi trƣờng làm việc, một điều kiện làm việc sẽ tác động rất nhiều đến ngƣời lao động theo nhiều khía cạnh khác nhau.

d. Nâng cao động lực thúc đẩy bằng sự thăng tiến

Tạo điều kiện thăng tiến đối với ngƣời lao động thông qua đánh giá năng lực cá nhân về kiến thức, kỹ năng, động lực và thái độ hành vi, tạo điều kiện cho mọi ngƣời đƣợc phát triển trong môi trƣờng công bằng, dân chủ, tức là

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)