Xác định cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO

1.2.1. Xác định cơ cấu nguồn nhân lực

Cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc hiểu là tổng thể các mối quan hệ tƣơng tác giữa các bộ phận nguồn nhân lực trong tổng nguồn nhân lực và đƣợc biểu

hiện thông qua những thành phần, t lệ nhất định. Đây là khái niệm phản ánh số lƣợng và vai trò các bộ phận hợp thành tổng nguồn nhân lực cùng mối quan hệ tƣơng tác về thành phần, t lệ giữa các bộ phận ấy trong tổng nguồn nhân lực.

Quy mô cơ cấu từng bộ phận của một tổ chức đƣợc quyết định tùy thuộc khối lƣợng các công việc cần phải giải quyết và cách thức thực hiện chúng. Do đó, tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và các yếu tố thuộc điều kiện nhƣ đặc điểm công việc, trình độ nhân lực, mối quan hệ sở hữu của tổ chức, các chính sách kinh tế - xã hội, các quy định pháp luật, sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật, tƣ tƣởng, tƣ duy của ngƣời quản lý để lựa chọn, xây dựng, chuyển dịch quy mô và cơ cấu từng bộ phận nguồn nhân lực trong tổng nguồn nhân lực cho phù hợp mục tiêu của tổ chức.

- Việc xác định cơ cấu nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lƣợc của tổ chức chỉ có thể hoàn thành khi cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc xác định một cách đúng đắn, đồng bộ và đáp ứng đƣợc các mục tiêu cụ thể.

- Một cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý và tổ chức hoạt động tốt sẽ có tác dụng cộng hƣởng làm tăng sức mạnh của tổ chức và của từng cá nhân để thực hiện mục tiêu đề ra. Cơ cấu các nhiệm vụ chỉ có thể hoàn thành khi có một cơ cấu lao động tƣơng ứng, tránh tình trạng có bộ phận nhiều ngƣời nhƣng ít việc và ngƣợc lại. Do đó, phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ và mỗi tổ chức phải chú ý lựa chọn một cơ cấu phù hợp với yêu cầu, trình độ phát triển của mỗi giai đoạn. Vì vậy đòi hỏi phải xây dựng, dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực một cách hợp lý, nhằm có đƣợc cấu trúc và mối quan hệ lao động theo những mục tiêu nhất định.

- Xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực tức là phải xác định thành phần, t lệ, vai trò của các bộ phận hợp thành nguồn nhân lực đó sao cho đáp ứng đƣợc

yêu cầu, mục tiêu chiến lƣợc của xã hội, địa phƣơng. Dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ về lao động theo những mục tiêu nhất định. Thực chất đó chính là quá trình phân phối và bố trí các nguồn lực theo những quy luật, những xu hƣớng tiến bộ…nhằm sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất các nguồn lực, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế.

Để xác định đƣợc cơ cấu nguồn nhân lực cần phải căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu chiến lƣợc cụ thể của địa phƣơng, ngành, tổ chức để xem xét, phân tích công việc một cách rõ ràng, khoa học từ đó xác định nhu cầu nhân lực cho từng loại công việc cụ thể, những loại lao động nào thật sự cần thiết cho mục tiêu phát triển của tổ chức, số lƣợng bao nhiêu ngƣời để hoàn thành mỗi loại công việc, ứng với mỗi loại ngành nghề là bao nhiêu…Đặc biệt, cơ cấu nguồn nhân lực phải đƣợc xây dựng một cách đồng bộ, có tính phù hợp, hiệu quả trong mối tƣơng tác giữa các thành phần theo những mục tiêu nhất định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, tránh lãng phí và đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Nhƣ vậy, đứng ở mỗi góc độ khác nhau, gắn với những mục đích và yêu cầu quản lý khác nhau, ngƣời ta xác định và phân loại cơ cấu nguồn nhân lực một cách khác nhau. Cơ cấu nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông) đƣợc xác định và phân theo các loại:

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo cấp học.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo chuyên ngành đào tạo (môn học). - Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo địa bàn công tác.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo giới tính. - Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo dân tộc. - Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo nhóm tuổi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)