6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN
1.3.2. Nhân tố thuộc về tổ chức
Tổ chức sử dụng lao động hoạt động dựa trên nguyên tắc đƣợc pháp luật quy định và ràng buộc, thể hiện qua việc tuyển dụng, thu hút, bố trí, sử dụng,
đào tạo, phát triển, duy trì, động viên nhân lực theo mục tiêu của tổ chức. Nó đặt ra vấn đề về phát triển nguồn nhân lực trong sự cạnh tranh thu hút của tổ chức và khả năng cung ứng của các cơ sở đào tạo trong xã hội.
Các tổ chức muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển ổn định thì cần có nguồn nhân lực giỏi, yếu tố quan trọng và quyết định đối với mọi tổ chức. Vì vậy, chiến lƣợc phát triển tổ chức phải luôn đặt chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực lên hàng đầu. Các nhân tố thuộc tổ chức sử dụng lao động gồm:
a. Mục tiêu tổ chức
Mỗi tổ chức đều có sứ mệnh và mục đích riêng của mình. Mục tiêu hay sứ mệnh của tổ chức là một yếu tố môi trƣờng bên trong ảnh hƣởng đến các bộ phận chuyên môn của tổ chức nhƣ giáo dục – đào tạo, sản xuất, kinh doanh, Marketing, tài chính và nhân sự.
b. Chính sách, chiến lược về nhân sự của tổ chức
Chính sách, chiến lƣợc của tổ chức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thƣờng tùy thuộc vào chiến lƣợc dùng ngƣời của tổ chức đó. Các chính sách này là kim chỉ nam hƣớng dẫn, chứ không phải là những luật lệ cứng nhắc, do đó đòi hỏi phải có sự uyển chuyển, linh hoạt trong thực hiện. Nó ảnh hƣởng quan trọng đến cách hành xử công việc của các cấp quản lý.
c. Môi trường văn hóa của tổ chức
Bầu không khí văn hóa đƣợc định nghĩa nhƣ là một hệ thống các giá trị niềm tin, thói quen đƣợc chia sẻ trong phạm vi tổ chức, tạo ra các chuẩn mực hành vi. Bầu không khí văn hóa của tổ chức tạo ra nét đặt thù cá biệt, bao gồm cả hƣớng nội và hƣớng ngoại, nó cung cấp cho mỗi thành viên của tổ chức một hành lang những phong cách làm việc và ứng xử nhất định. Bầu không khí văn hóa chính là linh hồn của tổ chức. Một mặt nó đƣợc tạo ra từ mối quan hệ của các thành viên trong tổ chức, mặt khác nó lại điều khiển mối qua hệ đó.
d. Quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực của ngành, tổ chức
- Quy mô nguồn nhân lực:
+ Quy mô nguồn nhân lực là tổng số nguồn nhân lực hiện có của một tổ chức, đơn vị tại một thời điểm nhất định, là toàn bộ ngƣời lao động cụ thể tham gia vào hoạt động sản xuất, bao gồm cả yếu tố về tinh thần và thể chất tham gia vào quá trình lao động.
+ Quy mô của nguồn nhân lực ảnh hƣởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức và cùng với các yếu tố khác, do đó quy mô thƣờng biến động theo thời gian.
Vì vậy, quy mô thay đổi về lƣợng và chất sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, đơn vị.
- Cơ cấu nguồn nhân lực trong tổng thể nguồn nhân lực là xét đến mức độ ảnh hƣởng của các mối quan hệ giữa trình độ chuyên môn, độ tuổi, thâm niên công tác… theo các bộ phận, lĩnh vực trong tổ chức, đơn vị. Việc thay đổi không hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực sẽ phá vỡ cấu trúc bộ máy của tổ chức, ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, đơn vị.
e. Khả năng tài chính đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực
Để phát triển nguồn nhân lực thì yếu tố tài chính luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Khi nguồn tài chính của tổ chức suy giảm, nhà quản lý sẽ phải xem xét đến việc cắt giảm các chi phí trong đó có chi phí đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Khi tổ chức hoạt động trong điều kiện thuận lợi, nhu cầu về mở rộng quy mô các lĩnh vực hoạt động, đòi hỏi nhu cầu về nguồn nhân lực chất lƣợng cao cũng theo đó tăng lên. Lúc này nhà quản lý sẽ phải xem xét nâng cao chi phí dành cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
g. Yếu tố quản lý
Trong bất kỳ lĩnh vực nào, yếu tố quản lý luôn đóng vai trò then chốt, quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.
Đối với nguồn nhân lực, quản lý nguồn nhân lực là một lĩnh vực phức tạp, khó khăn và chịu ảnh hƣởng của nhiều vấn đề nhƣ tâm lý, xã hội, triết học, đạo đức học…
Quản lý nguồn nhân lực vừa là khoa học nhƣng cũng đồng thời vừa là nghệ thuật. Quản lý nguồn nhân lực tuy khó nhƣng một khi làm tốt sẽ có vai trò ủng hộ những mục tiêu của tổ chức, ủng hộ những nguyện vọng của con ngƣời, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời lao động, từ đó đảm bảo lợi ích tập thể. Quản lý nguồn nhân lực giúp tổ chức khai thác các khả năng tiềm tàng và nâng cao năng lực cạnh tranh.