6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NAM ẢNH HƢỞNG ĐẾN
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế năm 2013 của tỉnh Quảng Nam là 12,5%, thấp hơn kế hoạch đề ra. Bình quân qua 3 năm (giai đoạn 2011-2013) là 12,08%. Tuy chƣa đạt mức tăng trƣởng bình quân chung giai đoạn 2011-2015 theo chỉ tiêu đề ra, nhƣng trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, thì tốc độ tăng trƣởng này thể hiện sự nổ lực phấn đấu rất lớn của toàn tỉnh. Khu vực có mức tăng trƣởng nhanh nhất là Công nghiệp - Xây dựng tăng gần 20%, tiếp đến là khu vực Dịch vụ tăng 14,2% và thấp nhất là khu vực Nông lâm thủy sản tăng 2,2% năm.
Bảng 2.2. Chỉ số tăng GDP tỉnh Quảng Nam thời gian qua
(ĐVT %)
Năm Tổng số Phân theo khu vực kinh tế
NL-TS CN-XD DV
2011 12,70 0,91 17,66 15,47
2012 11,05 0,50 16,12 11,92
2013 12,50 0.48 17.70 12,06
Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam
Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. T trọng ngành nông nghiệp giảm từ 22,4% năm 2010 xuống còn khoảng 17,2%, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng từ 78,6% lên khoảng trên 82,8% năm 2013. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 17,7%. Một số các sản phẩm tiếp tục duy trì và phát triển nhƣ ô tô bus, linh kiện điện tử, giầy da, may mặc; một số
các sản phẩm mới tiếp tục xuất hiện nhƣ soda, xi măng, ... đóng góp tích cực vào phát triển công nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, do gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ, nên một số các sản phẩm có qui mô giảm hơn so với năm đầu nhiệm kỳ nhƣ ô tô con, gạch men. Dịch vụ phát triển khá. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân hơn 16% năm. Khách tham quan và lƣu trú tăng nhanh, năm 2013 ƣớc hơn 3,8 triệu lƣợt, tăng bình quân 17% năm. Thị trƣờng du lịch từng bƣớc đƣợc mở rộng, góp phần tạo thêm nhiều việc làm, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Khu vực nông, lâm nghiệp và thu sản tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, từng bƣớc chuyển sang sản xuất hàng hoá, gắn với thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm. Kinh tế nông thôn phát triển theo hƣớng đa dạng hoá ngành nghề, tăng t trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả hơn nhờ các giải pháp cải thiện sinh kế của cƣ dân sống dựa vào rừng. Việc dồn điền đổi thửa gắn với xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng, cơ giới hóa đã có tác dụng tăng năng suất lao động nông nghiệp. Diện tích trồng cây cao su phát triển nhanh với gần 15.000 ha, sản lƣợng 4.000 tấn mủ khô. Nhiều địa phƣơng đã hình thành các vùng sản xuất lúa giống, cánh đồng mẫu lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng tăng hiệu quả góp phần tích cực nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Việc kinh tế tỉnh Quảng Nam đang có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng tăng công nghiệp – dịch vụ, giảm nông nghiệp, đã đặt ra những thử thách mới cho ngành giáo dục tỉnh nhà. Thực tế hiện nay, nguồn nhân lực tỉnh Quảng Nam vẫn chƣa đáp ứng một cách đầy đủ và hiệu quả các đòi hỏi trong việc phát triển của tỉnh. Chính vì vậy, cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông thuộc ngành giáo dục của tỉnh để tạo nền tảng cho việc phát triển nguồn nhân lực ở các lĩnh vực khác, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.