Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 94 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực

a. Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực

Công tác quy hoạch nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định đến việc phát triển nguồn nhân lực. Đây là quá trình nghiên cứu, xác định mục tiêu, nhu cầu của nguồn nhân lực, đề ra các chính sách hợp lý và thực hiện các chƣơng trình hoạt động nhằm đảm bảo cho ngành, tổ chức có đủ số lƣợng, mức độ phù hợp về cơ cấu và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để thực hiện tốt nhiệm vụ. Vì vậy, trong thời gian đến, công tác quy hoạch nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam cần phải đƣợc thực hiện nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở các căn cứ khoa học theo trình tự: xác định mục tiêu chiến lƣợc công tác phát triển nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy bậc học phổ thông tỉnh Quảng Nam đến năm 2020. Qua đó, tập trung phân tích hiện trạng và diễn biến số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng của nguồn nhân lực giáo viên giảng dạy bậc phổ thông tỉnh nhà; phân tích tính hợp lý giữa nhu cầu của nguồn nhân lực với chiến lƣợc phát triển bậc học phổ thông; dự báo nhu cầu nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện các mục tiêu của bậc học; dự báo nguồn cung nguồn nhân lực (cung nội bộ và cung bên ngoài) giảng dạy phổ thông của tỉnh. Từ đó, cân đối cung, cầu để lập kế hoạch giải

quyết lao động thừa hoặc thiếu và xây dựng chính sách, kế hoạch thực hiện cụ thể, đảm bảo tính khả thi, đồng thời đánh giá, kiểm tra kết quả thực hiện lĩnh vực công tác này. Trong đó, cần tập trung chú ý đến một số nội dung quan trọng sau:

- Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nhất thiết phải đƣợc tính đúng, tính đủ, tính chính xác về số lƣợng và chất lƣợng cung cầu nguồn nhân lực.

- Xây dựng kế hoạch công tác tuyển dụng, thu hút, tuyển chọn nhân lực mới để bổ sung cho nguồn nhân lực theo từng cấp học, ngành học, địa bàn công tác ở các thời điểm cụ thể cho phù hợp; trong đó cần cụ thể hóa, công khai những quy định của Nhà nƣớc về chế độ tuyển dụng, thu hút, ƣu đãi để mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu đều đƣợc biết, thực hiện, phối hợp thực hiện và giám sát việc thực hiện.

- Kế hoạch hóa công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở nhu cầu thực tế của từng cấp học, ngành học, địa bàn để có lộ trình đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho phù hợp.

b. Bổ sung nguồn nhân lực theo cơ cấu

Theo chiến lƣợc phát triển ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu xây dựng nền giáo dục tỉnh nhà phát triển đồng bộ, cân đối về cơ cấu và quy mô, đa dạng về hình thức, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh và nhu cầu học tập của tất cả các tầng lớp nhân dân. Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức đạt chuẩn về trình độ, phẩm chất, đạo đức, đảm bảo về số lƣợng, cơ cấu; từng bƣớc hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm tốt điều kiện dạy và học. Nâng cao chất lƣợng giáo dục đại trà đi đôi với đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, coi trọng giáo dục truyền thống, ý thức chấp hành pháp luật nhằm bồi dƣỡng cho học sinh, sinh viên phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, đáp ứng xu thế hội nhập, phát triển của tỉnh nhà nói riêng và của đất nƣớc nói chung. Trong đó:

* Mục tiêu giáo dục bậc tiểu học:

- 100% trẻ 6 tuổi phải đƣợc vào học lớp 1; 90% số trƣờng tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó 40% trƣờng đạt chuẩn mức độ 2.

- 100% số học sinh học 2 buổi/ngày; 100% số học sinh bắt đầu từ lớp 3 đƣợc học tiếng Anh.

- Cải thiện cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy. Đến năm 2020, phấn đấu 100% học sinh có đủ đồ dùng, trang thiết bị và các phƣơng tiện cần thiết cho việc học tập.

- Phấn đấu đến năm 2020, bậc tiểu học sẽ có đủ số lƣợng giáo viên theo quy định và 100% giáo viên phải đạt chuẩn trình độ.

* Mục tiêu giáo dục bậc trung học cơ sở:

- Đến năm 2020, có 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học và vào lớp 6. Đảm bảo 100% học sinh đƣợc học ngoại ngữ và tin học. 100% học sinh đƣợc học nghề; 40% học sinh học 2 buổi/ngày.

- 60% trƣờng trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia, trong đó 30% đạt chuẩn mức độ 2; Mỗi huyện, thị, thành phố có ít nhất 01 trƣờng trung học cơ sở chất lƣợng cao.

- Phấn đấu duy trì đủ số lƣợng giáo viên trung học cơ sở theo quy định; 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên vào năm 2020. Phát triển đội ngũ giáo viên giỏi, làm tổ trƣởng các bộ môn.

* Mục tiêu giáo dục bậc trung học phổ thông:

- Đến năm 2020, có trên 98% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, học nghề dài hạn; t lệ học sinh thi đậu vào các trƣờng đại học, cao đẳng hằng năm đạt trên 40% tổng số lƣợng học sinh dự thi.

- Phấn đấu có 15% trƣờng trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tiếp tục đầu tƣ cho các trƣờng chuyên của tỉnh.

- Duy trì đủ số lƣợng giáo viên theo đúng quy định, có 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Phát triển đội ngũ giáo viên giỏi, những giáo viên có trình độ nổi bật, sau đại học sẽ đƣợc bổ nhiệm làm các tổ trƣởng bộ môn để thúc đẩy nâng cao chất lƣợng dạy và học.

Để phấn đấu đạt đƣợc các mục tiêu phát triển trên đây, dự báo quy mô giáo dục bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam những năm đến sẽ đƣợc duy trì, thể hiện cụ thể qua bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3. Dự báo quy mô đào tạo học sinh bậc ph thông của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020

Đơn vị: học sinh Năm 2013-2014 2019-2020 Tổng 262.791 251.310 Tiểu học 112.387 111.840 THCS 89.284 81.500 THPT 61.120 57.970

Nguồn ố liệu dự báo của cục thống kê tỉnh Quảng Nam

Theo nhƣ số liệu dự báo, thời gian đến, số lƣợng học sinh ở bậc phổ thông của tỉnh Quảng Nam sẽ giảm, theo đúng đà giảm dân số nhờ chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình thành công của tỉnh, việc số học sinh bậc phổ thông giảm sẽ làm giảm áp lực phát triển số lƣợng trƣờng học, lớp học, qua đó sẽ tập trung đƣợc nguồn lực vào việc nâng cao chất lƣợng trƣờng lớp cũng nhƣ nguồn nhân lực. Số liệu dự báo tình hình trƣờng, lớp vào năm 2020 đƣợc thể hiện ở bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.4. Dự báo quy mô trường, lớp bậc ph thông của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 Năm học 2013 – 2014 2019 – 2020 Số trƣờng Số lớp Số trƣờng Số lớp Tổng 535 8.843 573 8.841 Tiểu học 269 4.713 285 4.714 THCS 190 2.699 225 2.650 THPT 50 1.431 63 1.477 PTCS 22 0 Trung học 4 0

Nguồn ố liệu dự báo của cục thống kê tỉnh Quảng Nam

Về cơ bản, số lƣợng lớp học vẫn giữ nguyên không đổi, nhƣ vậy, với số lƣợng học sinh giảm thì t lệ học sinh trong 1 lớp học sẽ giảm xuống, qua đó sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học, các giáo viên có nhiều điều kiện hơn để quan tâm, theo dõi từng học sinh.

Trong khi số lƣợng lớp học thay đổi không nhiều thì số lƣợng trƣờng học lại lên một cách đáng kể, theo quy hoạch, đến năm 2020, tỉnh Quảng Nam sẽ có 573 trƣờng học bậc phổ thông, tăng 38 trƣờng so với năm học 2013-2014. Nhƣ vậy, hệ thống trƣờng học bậc phổ thông sẽ đƣợc phát triển rộng khắp, các học sinh vùng dân tộc, vùng núi sẽ có nhiều điều kiện hơn để đƣợc đến trƣờng, giảm thiểu chi phí đi lại của học sinh vùng núi, dân tộc.

Với sự thay đổi về số lƣợng trƣờng, lớp cũng nhƣ số lƣợng học sinh thì số lƣợng giáo viên cần thiết cho bậc học phổ thông tỉnh Quảng Nam cũng có nhiều thay đổi theo nhƣ số liệu ở bảng 3.5 sau:

Bảng 3.5. Dự báo cơ cấu và nhu cầu giáo viên dạy bậc ph thông tỉnh Quảng Nam cần b sung đến năm 2020

Năm học 2013-2014 Năm học 2019-2020 Số GV (ngƣời) Số lớp (lớp) Số GV (ngƣời) Số lớp (lớp) Cần bổ sung (GV) Tiểu học 6.953 4.713 7.053 4.714 100 THCS 5.916 2.699 6.350 2.650 434 THPT 3.027 1.431 3.443 1.477 416

Nguồn ố liệu dự báo của cục thống kê tỉnh Quảng Nam

Về cơ bản, số lƣợng giáo viên cần bổ sung của bậc phổ thông tỉnh Quảng Nam là không nhiều khi hiện nay, số lƣợng giáo viên của tỉnh đã đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo. Bậc trung học cơ là bậc học cần bổ sung nhiều giáo viên nhất với 434 giáo viên, bậc trung học phổ thông cần bổ sung 416 giáo viên và bậc tiểu học cần bổ sung ít nhất khi chỉ thiếu 100 giáo viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh quảng nam (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)