6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ
1.2.5. Phân tích kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của
Ngân hàng thƣơng mại
Trên đây là các hoạt động cho vay KHCN mà ngân hàng tiến hành theo các mục tiêu đã nêu. Để có cơ sở đánh giá kết quả hoạt động trên, chúng ta sẽ phân tích kết quả các hoạt động cho vay KHCN qua các tiêu chí tƣơng ứng các nội dung hoạt động trên nhƣ sau:
a. Tiêu chí phản ánh quy mơ cho vay khách hàng cá nhân * Quy mô dư nợ cho vay khách hàng cá nhân:
Dƣ nợ vay KHCN cho biết quy mô cho vay đối với các KHCN tại một thời điểm nhất định. Đó là khối lƣợng tiền mà ngân hàng bơm vào lƣu thông thông qua việc sử dụng vốn của các KHCN vào các mục đích khác nhau. Dƣ nợ vay KHCN đƣợc tính tại thời điểm nhất định nhƣ ngày, tháng, quý hoặc theo năm bất kỳ.
* Số lượng khách hàng cá nhân:
Khách hàng của ngân hàng có thể là cá nhân, hộ gia đình và có quan hệ với ngân hàng. Số lƣợng khách hàng cá nhân vay vốn là số lƣợng khách hàng cá nhân có quan hệ vay vốn với ngân hàng. Chỉ tiêu đƣợc so sánh qua các năm để biết đƣợc tỷ trọng khách hàng cá nhân vay vốn gia tăng hay giảm xuống hàng năm, ngân hàng có đạt đƣợc tăng trƣởng so với chỉ tiêu đề ra hay không
- Mức tăng số lƣợng khách hàng KHCN qua các thời kỳ: Mức tăng (giảm) số lƣợng KHCN = Số lƣợng KHCN kỳ sau - Số lƣợng KHCN kỳ trƣớc - Tốc độ tăng số lƣợng khách hàng KHCN: Tốc độ tăng (giảm) số lƣợng KHCN = Số lƣợng KHCN kỳ sau - Số lƣợng KHCN kỳ trƣớc Số lƣợng KHCN kỳ trƣớc
* Tốc độ tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân
Chỉ tiêu này đƣợc tính theo cơng thức:
Trong đó: là dƣ nợ cho vay KHCN năm trƣớc
là dƣ nợ cho vay KHCN năm nay
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng dƣ nợ cho vay KHCN năm nay so với năm trƣớc. Đây là chỉ tiêu đƣợc phân tích theo chiều ngang để thấy rõ hơn về mức độ tăng trƣởng nhanh hay chậm, hay thu hẹp của chỉ tiêu này.
* Dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng cá nhân
Dƣ nợ cho vay KHCN Dƣ nợ bình quân khách hàng = --------------------------------
Số lƣợng KHCN
Chỉ tiêu này cho biết số dƣ nợ bình quân trên một khách hàng cá nhân trong từng năm.Từ đó tính ra tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ bình quân khách hàng cá nhân của năm này so với năm trƣớc.
b. Thị phần cho vay khách hàng cá nhân của NH
Thị phần dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng là tỷ trọng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đó so với tổng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn kể cả cho vay khách hàng cá nhân của chính ngân hàng.
Mức tăng trƣởng thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay khách hàng cá nhân trên thị trƣờng mục tiêu.
Chỉ tiêu này cho biết thị phần năm t tăng (giảm) so với thị phần năm (t- 1) là bao nhiêu. Chỉ tiêu thị phần đƣợc so sánh qua các năm nhằm đánh giá
năng lực cạnh tranh, vị thế của ngân hàng đang tốt lên hay xấu đi so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn đƣợc xem xét.
c. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân
Danh mục cho vay của ngân hàng là một tập hợp các loại cho vay thuộc sở hữu của ngân hàng, đƣợc sắp xếp theo các tiêu thức khác nhau, đƣợc cơ cấu theo một tỷ lệ nhất định, phục vụ cho các mục đích quản trị của ngân hàng.
Danh mục cho vay là công cụ để nhà quản trị định hƣớng cho hoạt động cấp tín dụng, nhằm đảm bảo tính lành mạnh, mức độ chun mơn hố, tính đa dạng của tài sản cho vay, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro ở mức độ tối đa và đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn.
Với ý nghĩa đó, danh mục cho vay tồn tại dƣới dạng kế hoạch (định hƣớng thực hiện) và đƣợc quản lý trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng. Dƣới đây là một số tiêu thức có thể sử dụng khi xây dựng/thiết kế danh mục cho vay phục vụ cho công tác quản trị nội bộ.
- Cơ cấu cho vay theo lĩnh vực đầu tư: Danh mục cho vay theo lĩnh
vực đầu tƣ thƣờng đƣợc phân chia thành hai lĩnh vực lớn là lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất. Trong đó mỗi lĩnh vực lại chia nhỏ thành nhiều loại. Chẳng hạn nhƣ trong sản xuất thì có ngành nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng mại...trong phi sản xuất thì có cho vay kinh doanh chứng khốn, kinh doanh địa ốc, cho vay tiêu dùng…
- Cơ cấu cho vay theo hình thức bảo đảm khoản nợ: Hình thức này áp
dụng chủ yếu đối với tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài nhƣ: Cho vay sửa chữa, mua nhà, mua quyền sử dụng đất, mua xe con… Mức cho vay của ngân hàng dựa vào khả năng tài chính của khách hàng, thƣờng tối đa 50 – 60% giá trị tài sản mua sắm. Sau khi phê duyệt cho vay, ngân hàng mở tài khoản giữ hộ và chờ thanh toán cho khách hàng. Ngân hàng và khách hàng ký hợp đồng tín dụng và khế ƣớc nhận nợ (thời điểm nhận nợ là thời điểm ngân
hàng chuyển tiền cho ngƣời bán). Khi khách hàng nộp tiền vào tài khoản của mình tại ngân hàng, ngân hàng cho vay sẽ thanh toán cho ngƣời bán 100% giá trị tài sản và đề nghị giao cho khách hàng. Trên cơ sở đó, ngƣời bán giao tài sản cho khách hàng và khách hàng chịu trách đăng ký xe, lƣu hành, mua bảo hiểm, ngƣời thụ hƣởng bảo hiểm là ngân hàng cho vay và chuyển giao toàn bộ giấy tờ cho ngân hàng. Ngân hàng ký hợp đồng cầm cố và giao bản sao khách hàng, thực hiện đăng ký hợp đồng cầm cố tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
d. Thu nhập từ cho vay khách hàng cá nhân
Thu nhập cho vay là tổng thu từ lãi vay sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Thu nhập từ lãi vay khách hàng cá nhân thƣờng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên, việc tính tốn chỉ tiêu này trên thực tế là không khả thi với điều kiện hạch toán của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay do khơng thể tính tốn chính xác chi phí cho vay khách hàng cá nhân.
Các chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động cho vay cá nhân: Lãi từ cho vay KHCN*100%
Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN = ------------------------------------- Tổng lợi nhuận
Lãi từ cho vay KHCN* 100%
Tỷ lệ sinh lợi của cho vay KHCN = ----------------------------------------- Tổng dƣ nợ cho vay KHCN bình quân
e. Chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân
Một ngân hàng muốn chiếm thị phần cho vay lớn và chiếm lĩnh đƣợc lịng tin của khách hàng thì nâng cao chất lƣợng dịch vụ là yếu tố không thể thiếu. Việc nâng cao chất lựơng dịch vụ không chỉ nhằm thu hút khách hàng, quảng bá hình ảnh của ngân hàng ra bên ngồi. Đồng thời, thông qua việc đo lƣờng sự hài lòng của khách hàng vay vốn đối với sản phẩm cho vay của
mình thì ngân hàng biết đƣợc mức độ cung ứng và khả năng đáp ứng các dịch vụ của mình đối với thị trƣờng nhƣ thế nào. Để từ đó có biện pháp cải tiến sản phẩm, tăng chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng vay vốn là khách hàng cá nhân. Chất lƣợng cung ứng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân đƣợc đánh giá qua 2 phƣơng thức, đó là đánh giá trong là đánh giá của chính ngân hàng về chất lƣợng cung ứng dịch vụ và đánh giá ngoài là đánh giá của khách hàng thông qua khảo sát ý kiến.
f. Kết quả kiểm sốt rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
Rủi ro trong cho vay doanh nghiệp bao gồm nhiều loại. Tuy nhiên, việc đánh giá toàn diện các loại rủi ro là rất khó khăn. Vì vậy, chủ yếu đánh giá qua mức độ kiểm sốt rủi ro tín dụng.
Mức độ kiểm sóat rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá qua hai tiêu chí chính sau:
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu: Đây là chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng cũng
nhƣ chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng càng kém và ngƣợc lại. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại đƣợc và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay mà không thể thu hồi lại đƣợc. Theo quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu bao gồm dƣ nợ các nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dƣ nợ tín dụng đƣợc tính bằng tổng giá trị các khoản nợ xấu chia cho tổng dƣ nợ tín dụng tại thời điểm tính (chính bằng tỷ lệ nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5). Mức giảm tỷ lệ nợ xấu / tổng dƣ nợ qua thời gian cho thấy Ngân hàng đã có những biện pháp tích cực nhằm kiểm sốt rủi ro trong hoạt động cho vay của mình.
- Biến đổi kết cấu nhóm nợ: Sự biến động của cơ cấu các nhóm nợ trong nợ xấu phản ánh đƣợc quá trình hạn chế nợ xấu của ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ dƣ nợ của các nhóm có mức độ rủi ro cao hơn ngày càng giảm. Cụ thể, tỷ lệ nợ nhóm 5 ( nợ có khả năng mất vốn) trong tổng dƣ nợ giảm so với hai nhóm cịn lại; tỷ lệ nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trong tổng dƣ nợ giảm so với tỷ lệ nợ nhóm 3.
Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu trong cho vay KHCN:
Nợ xấu cho vay KHCN * 100%
Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN = -------------------------------------- Tổng dƣ nợ cho vay KHCN
Tỷ lệ trích lập dự phịng: là số tiền trích lập dự phịng rủi ro trên tổng dƣ nợ cho vay khách hàng. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dƣ nợ đƣợc trích lập dự phịng, các TCTD phải trích lập dự phịng rủi ro theo tỷ lệ:
Nhóm 1: 0% Nhóm 2: 5% Nhóm 3: 20% Nhóm 4: 50% Nhóm 5: 100%
Chỉ số này càng cao cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng khơng tốt và khả năng thu hồi nợ thấp. Ngƣợc lại, nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lƣợng cải thiện của các khoản nợ.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 là toàn bộ những lý luận cơ bản về cho vay khách hàng cá nhân của NHTM, bao gồm những vấn đề cơ bản về phát triển cho vay khách hàng cá nhân, mục tiêu cho vay của ngân hàng thƣơng mại đồng thời đƣa ra các phƣơng hƣớng để thực hiện mục tiêu đó, các nhóm tiêu chí để đánh giá việc phát triển cho cho vay khách hàng cá nhân của NHTM.
Bên cạnh đó, trong nội dung của chƣơng cũng thể hiện rõ nét các nhân tố ảnh hƣởng đến việc cho vay khách hàng cá nhân của NHTM. Đây là những cơ sở lý luận cần thiết cho việc phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Kon Tum trong Chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN