Nhận định môi trƣờng kinh doanh trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kon tum (Trang 94 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Nhận định môi trƣờng kinh doanh trong thời gian tới

Hiện nay, khu vực Tây Ngun đóng vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế đất nƣớc và an ninh quốc phòng. Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum chiếm trung bình khoảng 8% tổng dân số và 7% GDP của toàn vùng. Theo định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, dự báo giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trƣởng GDP của khu vực nói chung và Kon Tum nói riêng sẽ ở mức bình quân 12,5-13%/năm và GDP/ngƣời đạt 55,3-56,2 triệu đồng/ngƣời. Với tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế đƣợc dự báo tăng đều qua các năm, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng dần, sức mua của thị trƣờng trong tỉnh sẽ tăng lên theo tốc độ tăng trƣởng GDP và sự gia tăng của dân số…Điều này sẽ làm cho quy mô thị trƣờng tăng dần, từ đó thúc đẩy hoạt động SXKD của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phát triển.

Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 theo dự báo ƣớc đạt từ 9-11%/năm; giai đoạn 2021-2025 dự báo từ 18- 20%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực hiện nay của tỉnh bao gồm: cà phê, cao su, tinh bột sắn, các sản phẩm từ gỗ và các sản phẩm công nghiệp chế biến khác...Để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các mặt hàng xuất khẩu, Kon Tum đã và đang hình thành các vùng chuyên canh có diện tích lớn với các loại cây cơng nghiệp nhƣ cao su, cà phê, sắn... Để đầu tƣ

phát triển ngành nông lâm nghiệp với những sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế cao, các nơng hộ, tổ chức sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tại địa phƣơng đang cần số vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ Kon Tum đã có sự phát triển vƣợt bậc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Thời gian qua, Tỉnh Kon Tum đã xây dựng và thực hiện khá nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tƣ, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) vẫn cịn thấp. Theo đó, Ủy ban nhân dân Tỉnh Kon Tum đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu để triển khai thực hiện nhƣ sau:

Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ đến cán bộ, cơng chức biết và thực hiện. Đồng thời xác định cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là nhiệm vụ quan trọng trong công tác thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Giảm thời gian doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình phải chờ để đăng ký kinh doanh, để nhận đƣợc các tất cả các loại giấy phép cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời gian tới thơng qua việc đơn giản hóa thủ tục, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức; tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính.

Tăng cƣờng các dịch vụ hỗ trợ các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhƣ xúc tiến thƣơng mại cho khu vực tƣ nhân, cung cấp thông tin cho các cá

nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, dịch vụ tìm kiếm đối tác kinh doanh và các dịch vụ công nghệ, số lƣợng các nhà cung cấp dịch vụ tƣ nhân và chất lƣợng dịch vụ; tiếp tục duy trì và nâng cao điểm số chỉ số chính sách phát triển khu vực kinh tế tƣ nhân.

Dỡ bỏ rào cản ảnh hƣởng đến sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong chính sách ƣu đãi của tỉnh. Khẩn trƣơng thực hiện các giải pháp cải thiện chất lƣợng hạ tầng và dịch vụ giao thông đƣờng bộ…

Với những dự báo kể trên, cùng với sự giúp sức của chính quyền Tỉnh, rõ ràng nhu cầu vay vốn của các cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn chắc chắn sẽ tăng mạnh trong những năm tới, đặc biệt là nguồn vốn để sản xuất các sản phẩm chủ lực của Tỉnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kon tum (Trang 94 - 96)