Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hƣớng hợp lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu SXNN theo hƣớng hợp lý

Cơ cấu SXNN là thành phần tỷ trọng và mối quan hệ giữa các ngành và tiểu ngành trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Cơ cấu SXNN hợp lý là cơ cấu giữa các ngành của nông nghiệp mà các thành phần của nó có tác dụng phát huy tốt các tiềm năng của sản xuất và đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, xã hội.

Cơ cấu SXNN hợp lý còn thể hiện khả năng tận dụng nguồn lực hiện có, tái sản xuất mở rộng, đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao. Tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Đối với ngành trồng trọt xu hƣớng chuyển dịch là giảm dần diện tích cây lƣơng thực, tăng diện tích cây ăn quả, cây rau, cây công nghiệp. Đối với ngành chăn nuôi, cơ cấu đƣợc chuyển dịch theo hƣớng sử dụng các giống mới có năng suất, chất lƣợng;

chuyển dịch sang đàn vật nuôi có giá trị kinh tế cao, có thị trƣờng tiêu thụ ổn định thay cho những vật nuôi có giá trị kinh tế thấp

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi địa phƣơng để xác định điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn trong từng phân ngành của NN bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Từ đó có định hƣớng cơ cấu SXNN để tập trung phát triển những phân ngành có lợi thế của địa phƣơng, thu hẹp những phân ngành chƣa mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bƣớc thay đổi cơ cấu SXNN theo hƣớng hợp lý.

- Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu SXNN

+ Tỷ trọng sản xuất của các ngành, các bộ phận trong kinh tế nông nghiệp. + Tỷ lệ GTSX nông nghiệp trong nền kinh tế

+ Tỷ lệ GTSX của trồng trọt, chăn nuôi và các phân ngành trong nông nghiệp

+ Cơ cấu lao động phân bổ cho các ngành + Cơ cấu vốn phân bổ cho các ngành + Cơ cấu đất đai phân bổ cho các ngành

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 31)