Kết quả SXNN trong những năm qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Kết quả SXNN trong những năm qua

a. Kết quả SXNN đạt được qua các năm

Nhìn vào bảng 2.11 có thể thấy đƣợc rằng GTSX nông nghiệp thời gian này đã giảm đi rất nhiều. Thời gian năm 2013 – 2014 tốc độ tăng trƣởng âm, đồng nghĩa với sự sụt giảm GTSX của huyện. Tuy nhiên đến thời gian 2014 – 2015 tốc độ tăng trƣởng dƣơng trở lại. Điều này cho thấy sự bất ổn trong kết quả SXNN huyện Tƣ Nghĩa thời gian 2011 – 2015. Nguyên nhân kéo theo tăng trƣởng âm là do thực hiện theo Nghị quyết 123/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tƣ Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phƣờng Trƣơng Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, do đó huyện Tƣ Nghĩa phải bàn giao 3 xã ven biển của huyện Tƣ Nghĩa cho Thành phố Quảng Ngãi quản lý khiến cho huyện mất đi một nguồn GTSX về thủy sản rất lớn. Năm 2013 tổng GTSX nông nghiệp 4.364.756 triệu đồng giảm còn 1.859.074 triệu đồng vào năm 2015.

Bảng 2.11 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp thời gian 2011-2015( theo giá hiện hành) ĐVT: triệu đồng Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nông nghiệp 1.358.974 1.672.814 1.532.318 1.670.425 1.812.382 - Trồng trọt 583.736 720.131,80 703.696 683.180 710.667 - Chăn nuôi 722.818 806.356,90 706.414 863.872 969.127 Lâm nghiệp 20.578 14.056 9.895 10.694 15.637 Thủy sản 1.914.478 2.137.993 2.822.543 28.584 31.055 Tổng 3.294.030 3.824.863 4.364.756 1.709.703 1.859.074

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

Kết quả sản xuất của từng ngành nhƣ sau:

a. Nông nghiệp

* Trồng trọt

Sản lƣợng cây trồng không ổn định qua các năm trong thời gian 2011 – 2015. Các loại cây trồng chính gồm có:

+ Cây lƣơng thực có hạt: lúa, ngô + Cây chất bột: sắn,

+ Cây thực phẩm: rau các loại,đậu tƣơng + Cây công nghiệp:lạc, mía, đậu các loại.

GTSX ngành trồng trọt (theo giá hiện hành) năm 2011 là 583.736 triệu đồng đến năm 2015 là 710.667 triệu đồng.

Bảng 2.12 Diện tích gieo trong 1 số cây trong chính hằng năm thời gian 2011 - 2015 ĐVT: ha Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1. cây lƣơng thực 9701 9.856,5 9.871,7 9267,6 9254,7 lúa 8.455 8554,45 8557,87 8.145 8.140 ngô 1.246 1302 1313,81 1.122,6 1.114,5 2. cây có bột sắn 1250 1.255,0 1.250,0 1249,4 1258,2 3. cây thực phẩm rau các loai 1892 1.856 1.887 1244,9 1278,1 đậu tuong 23 13,0 13,9 12,5 9

4. cây công nghiệp

lạc 605,5 669,0 686,0 596,71 604,55

mía 520 535,9 520,0 449,8 434,5

đậu các loại 103 283,0 275,0 247,9 216,4

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

Bảng 2.13 Sản lượng một số cây trồng chính hằng năm thời gian 2011 - 2015 ĐVT: tấn Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1. cây lƣơng thực 58.651 60.079 60.353 59177 58882 lúa 51294 52.516 52.880 52.468 52.146 ngô 7357 7.563 7.473 6.708,9 6.735,7 2. cây có bột sắn 22.575,0 30.120,0 33.221,0 34233 40514 3. cây thực phẩm rau các loai 25.729 29.537 30.609 22954 24071 đậu tƣơng 43,4 24,2 26,5 23,282 16,86 đậu các loại 175,0 451,4 429,4 406,56 361,16

4. cây công nghiệp

lạc 980,0 1.113,9 1.211,4 1072,2 1186,4

mía 28.080 31.081,7 23.496,3 26287 25427

Bảng 2.14 Năng suất 1 số cây trồng chính hằng năm thời gian 2011 - 2015 ĐVT: tạ/ha Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 1. cây lƣơng thực lúa 60,67 61,39 61,79 64,42 64,06 ngô 59,04 58,09 56,88 59,76 60,43 2. cây có bột sắn 180,60 240,00 265,76 274,00 322,00 3. cây thực phẩm rau các loai 135,99 159,14 162,19 184,38 188,33 đậu tuong 18,87 18,58 19,07 18,63 18,73 đậu các loại 16,99 15,95 15,62 16,40 16,69

4. cây công nghiệp

lạc 16,18 16,65 17,66 17,97 19,62

mía 540,00 579,99 451,86 584,40 585,20

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

Từ bảng 2.12, 2.13, 2.14 ta rút ra nhận xét 1 về một số loại cây trồng chính của huyện Tƣ Nghĩa nhƣ sau:

- Cây lƣơng thực có hạt có diện tích gieo trồng giảm dần nhƣng năng

suất lại tăng dần qua các năm, tuy nhiên mức tăng vẫn còn hạn chế.

+ Cây lúa: Trong năm 2011 tổng diện tích gieo trồng lúa của huyện là 9.701 ha; năng suất 60,67 tạ/ha; sản lƣợng là 51.294 tấn; đến năm 2015 tổng diện tích gieo trồng lúa của huyện giảm còn 8.140 ha trong đó diện tích lúa đông xuân 4.100 ha, diện tích lúa hè thu hơn 4.000 ha; năng suất tăng lên đến 64,06 tạ/ha, sản lƣợng tăng lên đến 52.146 tấn. Nhờ tập trung cải tạo giống lúa, đƣa các giống lúa có năng suất và chất lƣợng cao vào sản xuất trên diện rộng để cải thiện chất lƣợng lúa gạo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong huyện, giảm giống lúa chất lƣợng kém xuống dƣới 15%, tăng một số giống có chất lƣợng cao nhƣ: VTNA2, OM4900, OM6976, KDĐB, Thiên Ƣu 8…. Đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình thâm canh sản xuất lúa, áp

dụng chƣơng trình 3 giảm 3 tăng, đƣa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí, ô nhiễm nguồn nƣớc, giảm tổn thất sau thu hoạch, sử dụng có hiệu quả các sản phẩm phụ (rơm, rạ, trấu...) góp phần tăng thu nhập cho nông dân và giảm đáng kể ô nhiễm môi trƣờng.

+ Cây ngô: mặc dù năng suất cây ngô có tăng từ 59,04 tạ/ha vào năm 2011 đến 60,43 tạ/ha vào năm 2015 nhƣng diện tích gieo trồng và sản lƣợng cây ngô đã giảm đi. Năm 2015 thực hiện tập trung đầu tƣ thâm canh (đƣa các giống ngô lai vào sản xuất đại trà, thực hiện bón phân cân đối) để tăng năng suất và sản lƣợng cây trồng trên một đơn vị diện tích. Đồng thời, triển khai thực hiện phƣơng án chuyển đổi một số diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô. Khuyến cáo nông dân canh tác các giống Ngô lai mới cho năng suất, chất lƣợng cao thay thế các giống cho năng suất, chất lƣợng thấp.

- Cây chất bột: diện tích gieo trồng hầu nhƣ không thay đổi vẫn giữ mức 1.250 ha, nhƣng năng suất tăng lên rõ rệt từ 180,6 tạ/ha vào năm 2011 tăng lên 322 tạ/ha vào năm 2015, sản lƣợng tăng gần nhƣ gấp đôi từ 22.575 tấn năm 2011 tăng vƣợt đến 40514 tấn vào năm 2015. Nhờ vào triển khai các giống cây có năng suất và hàm lƣợng tinh bột cao để dần thay thế những giống cũ năng suất thấp. Sử dụng các giống nhƣ: NA1, SM2075-18, KM140,...để dần thay thế các giống kém chất lƣợng và chƣa đem lại hiệu quả cao.

- Cây thực phẩm: diện tích gieo trồng đang có xu hƣớng giảm dần, năng suất của cây rau các loại tăng nhƣng sản lƣợng lại chỉ tăng ở cây đậu các loại. Nhờ vào sự kết hợp trồng mỳ và đậu để giảm bớt xói mòn đất và cải thiện dinh dƣỡng đất khiến cây đậu các loại gia tăng từ 175 tấn vào năm 2011 đến 361,16 tấn vào năm 2015. Hiện tại Xây dựng một số vùng rau tập trung tại một số xã có lợi thế điều kiện tự nhiên nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, triển khai trồng các loại rau có giá trị, thực hiện quy trình sản xuất sạch,

bảo vệ môi trƣờng. Trƣớc mắt, xây dựng vùng sản xuất rau chuyên canh ở các xã: Nghĩa Hiệp, Nghĩa Thƣơng. Phát triển các HTX, tổ hợp tác tại các vùng rau an toàn, liên kết các HTX tạo khối lƣợng sản phẩm lớn kết nối với các siêu thị, chợ đầu mối…. Thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ liên kết sản xuất rau củ quả theo hƣớng VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm liên kết theo chuỗi giá trị trị từ sản xuất, đóng gói, bảo quản và tiêu thụ. Hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng phục vụ sản xuất rau, củ quả tại các vùng sản xuất tập trung, sản xuất theo quy trình VietGAP; chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

- Cây công nghiệp:

+ Cây mía: Mặc dù năng suất mía gia tăng qua các năm nhƣng diện tích gieo trồng và sản lƣợng mía ngày càng giảm từ 28.080 tấn vào năm 2011 còn 25.427 vào năm 2015.

+ Cây lạc: sản lƣợng và năng suất cây lạc điều tăng qua các năm. Năm 2011 năng suất 16,18 tạ/ha, sản lƣợng 980 tấn đã tăng năng suất lên 19,62 tạ/ha và sản lƣợng lên 1.186 tấn nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình canh tác phù hợp, đƣa các giống mới ( L23, L24, LDH 04, LDH 06…) vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lƣợng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

Nhìn chung cơ cấu cây trồng của huyện tập trung vào cây có chất bột và rau các loại. Những loại cây này thƣờng có năng suất ổn định, tuy nhiên doanh thu mang lại thấp hơn so với các loại cây trồng khác, do đó thu nhập của ngƣời nông dân từ ngành trồng trọt vẫn còn khiêm tốn, chƣa phát huy hết tiềm năng của huyện.

* Chăn nuôi

Tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2015 chiếm 52% tổng GTSX toàn ngành nông nghiệp chiếm 52,13% GTSX nội bộ ngành nông nghiệp. GTSX ngành

chăn nuôi (tính theo giá hiện hành) tăng từ 722.818 triệu đồng năm 2011 đến năm 2015 là 969.127 triệu đồng.

Bảng 2.15 Thực trạng ngành chăn nuôi huyện Tư Nghĩa thời gian 2011-2015

ĐVT: Con

Năm Tổng đàn gia súc (con) Gia cầm

(ngàn con) Trâu Bò Heo Tổng 2011 4388 23476 92419 121.544 641,83 2012 4842 24667 95654 126.233 658,9 2013 5142 26153 93308 124.694 675 2014 5032 22762 88664 117.338 620,4 2015 5003 23094 86729 116.702 640,9

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

Đàn gia súc thời gian 2011-2015 có chiều hƣớng tăng ở năm 2012 và thời gian 2012-2015 lại có xu hƣớng giảm. Riêng đàn gia cầm thời gian 2011- 2015 nhìn chung thì vẫn giữ ở mức ổn định thay đổi không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là trong thời gian 2011-2015, ảnh hƣởng của dịch bệnh và giá thức ăn chăn và giá con giống cao, giá sản phẩm thấp, ngƣời chăn nuôi không có lãi nên tốc độ ngành chăn nuôi vẫn còn chƣa phát huy đƣợc hết tiềm năng.

Huyện đã ập trung khai thác tiềm năng thế mạnh, phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế của huyện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn huyện nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hƣớng phát triển trang trại tập trung, kỹ thuật cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị (từ giống, thức ăn, thú y... đến giết mổ, tiêu thụ) gắn với thị trƣờng. Chú trọng phát triển đàn bò, đàn lợn, nâng cao chất lƣợng đàn gia cầm, tăng cƣờng công tác kiểm dịch đối với gia cầm, đặc biệt là thủy cầm. Hỗ trợ đƣa các con giống lai cho năng suất, chất

lƣợng cao vào sản xuất (nhƣ bò lai Sind, lợn hƣớng siêu nạc, gà vịt siêu trứng, siêu thịt...). Khuyến khích ngƣời dân phát triển ngành nghề đặc thù có thế mạnh về kinh tế, có lợi thế của địa phƣơng (phát triển chăn nuôi gà lông màu, gà siêu thịt, siêu trứng an toàn sinh học, lợn, bò an toàn ...). Xây dựng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi giống mới ... làm cơ sở nhân rộng ra địa bàn toàn huyện.

b. Lâm nghiệp:

Tính riêng trong năm 2015 đã trồng đƣợc trên 180 ha rừng và chăm sóc 1.612,8 ha rừng. GTSX ngành lâm nghiệp thời gian 2011 – 2014 giảm mạnh nhƣng đến năm 2015 đang có xu hƣớng gia tăng.

Bảng 2.16 Sản phẩm chủ yếu của ngành lâm nghiệp

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015

1- Trồng rừng, nuôi rừng

- Trồng rừng tập trung Ha 150,0 151,2

- Trồng cây phân tán " 62,5 29,0

- Chăm sóc rừng " 1.698,5 1.612,8

- Khoanh nuôi tái sinh " 254,3 186,6

2- Khai thác lâm sản

- Gỗ M3 5.068,0 9.903,0

- Củi Ster 362,6 705,3

- Tre Ngàn cây 2,0 1,2

Bảng 2.17 GTSX ngành lâm nghiệp huyện Tư Nghĩa thời gian 2011 - 2015( Theo giá hiện hành)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Lâm nghiệp 20.578 11.416 9.895 10.694 15.637 - Khai thác 13.726 6.562 4.828 5.322 10.924 - Trồng rừng, nuôi rừng 4.965 3.658 3.797 4.094 4.087 - Các sản phẩm lâm nghiệp khác 0 0 0 0 - Dịch vụ lâm nghiệp 1.888 1.196 1.270 1.277 627

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

Sản xuất lâm nghiệp của huyện vẫn còn nặng về khai thác, yếu về mặt trồng rừng, trồng cây phân tán. Hiện nay trên địa bàn huyện chủng loại cây trồng chủ yếu là cây mọc nhanh (keo lai) phục vụ cho nhu cầu nguyên liệu giấy và bảo vệ môi trƣờng góp phần vào phát triển NN của huyện.

c. Thủy sản:

Với địa hình có nhiều sông suối, ao hồ, lƣu lƣợng nƣớc mƣa trong mùa khá lớn lại thƣờng xuyên xảy ra lụt, do đó các hoạt đồng nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi trồng cá nƣớc ngọt (cá trắm cỏ, mè hoa, chép, rô phi,…) với quy mô nhỏ, tự phát, nuôi để cải thiện bữa ăn gia đình, cung cấp một phần thực phẩm tại chỗ chƣa hình thành sản phẩm hàng hóa.

Bảng 2.18 GTSX ngành thủy sản huyện Tư Nghĩa thời gian 2011 - 2015( Theo giá hiện hành)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Thuỷ sản 1.914.478 2.482.970 2.822.543 28.728 31.055

- Khai thác 1.884.830 2.419.715 2.771.997 974 1.106

- Nuôi trồng 29.649 63.255 50.546 27.755 29.949

Thời gian 2011 – 2015 GTSX ngành thủy sản giảm mạnh. Năm 2015 tổng diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là 130 ha (chƣa kể nuôi trong hồ thủy lợi), tổng GTSX 31.055 triệu đồng (chủ yếu là giá trị từ sản lƣợng nuôi trồng thủy sản). Đến năm 2015 tình hình nuôi trồng thủy sản thuận lợi, sản lƣợng khai thác tăng so với năm 2014; đặc biệt, năng suất và giá bán tôm nuôi cao hơn các năm trƣớc, ngƣời nuôi có lãi. Tuy vậy, tình trạng tôm bị bệnh và chết do virut đốm trắng và môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm vẫn còn xảy ra đã gây thiệt hại cho ngƣời nuôi tôm. Đối với tình hình nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ gặp nhiều khó khăn hơn do chi phí cải tạo ao hồ, dịch bệnh vẫn tiềm ẩn diễn ra nên xảy ra tâm lí lo sợ khiến nhiều hộ bỏ hoặc chần chừ trong việc nuôi thủy sản nƣớc lợ.

d.. Thực trạng đóng góp của ngành nông nghiệp với nền kinh tế huyện Tư Nghĩa

Nông nghiêp chung cấp lƣơng thực, nguyên liệu, thị trƣờng và lao động cho các ngành kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới. SXNN đã giải quyết việc làm cho phần lớn lao động nông thôn và nâng cao mức cho nhân dân. Tƣ Nghĩa xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng vừa mang tính chiến lƣợc lâu dài, vừa bảo đảm giảm nghèo nhanh, bền vững

Hình thức thay đổi phƣơng thức, tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ngoài duy trì và mạnh dạn phát triển thêm đàn vật nuôi hiện có; chăn nuôi giống mới, hƣớng nạc tăng trƣởng nhanh về trọng lƣợng; mô hình dùng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo đƣợc thực hiện tại Thị trấn Sông Vệ, đây là mô hình chăn nuôi có hiệu quả, heo tăng trƣởng nhanh, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng; mô hình 3 giảm 3 tăng áp dụng cho giống lúa VN121 với quy mô 20ha ở HTX Châu Phú Điền giúp ngƣời dân tiết kiệm đƣợc chi phí

sản xuất; mô hình trình diễn giống mỳ mới NA1 nhằm giúp ngƣời dân tăng thêm thu nhập, thay thế giống mỳ đã bị nhiễm bệnh trƣớc đó; mô hình trồng rừng thâm canh keo lai mô ở xã Nghĩa Thuận hiện nay đang sinh trƣởng và phát triển tốt đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho ngƣời dân.

Với đặc thù là xã thuần nông, phần lớn ngƣời dân sống dựa vào SXNN nên khả năng tài chính của hầu hết mọi ngƣời dân còn hạn chế

Chính vì thế, yêu cầu cấp thiết là phải làm sao nâng cao năng suất, thu nhập cho ngƣời làm nông nghiệp. Có thể nói, công tác xóa nghèo và vƣơn lên làm giàu là hết sức khó khăn, nhất là chỉ dựa vào chăn nuôi và trồng trọt ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên thời gian qua, các địa phƣơng ở huyện Tƣ Nghĩa đã mạnh dạn đầu tƣ cây, con giống mới từng bƣớc đem lại hiệu quả trong sản xuất.

Không những đầu tƣ vào chăn nuôi, nhiều hộ dân còn kết hợp thêm việc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 76 - 89)