Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp

Nguồn lực về lao động và đất đai của huyện tƣơng đối dồi dào nhƣng chƣa phát huy hết tiềm năng để thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

a. Đất đai

Khai thác và sử dụng đất hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả SXNN. Nhìn chung, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện thời gian 2011 – 2015 cũng không có sự chuyển biến rõ rệt, diện tích đất dùng để SXNN thƣờng xuyên ở mức trên 15 nghìn ha. Điều này cho thấy hạn chế trong việc phát triển đất nông nghiệp của huyện cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hƣớng phát triển các ngành mang lại GTSX nông nghiệp cao.

Bảng 2.8 Tình hình sử dụng đất của huyện Tư Nghĩa năm 2015 Chỉ tiêu Tổng diện tích tự nhiên Đất SXNN Đất Phi NN Đất chƣa sử dụng Diện tích (ha) 20.629 15.588 4.216 825 Cơ cấu (%) 100 75,6 20,4 4,0

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa 2015)

Năm 2015 tổng diện tích đất SXNN(bao gồm đất nông – lâm – thủy sản) là 15.588,3 ha chiếm 75,6% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; đất phi nông nghiệp là 4.215,6 ha chiếm 20,4%; đất chƣa sử dụng là 824,9 ha chiếm 4%. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Tƣ Nghĩa trong năm 2015 chủ yếu là đất SXNN. Từ hiện trạng sử dụng đất của huyện trong năm 2015 cho thấy sự hạn chế trong hiệu quả sử dụng đất của huyện, ngành nông nghiệp chỉ chiếm 20,70% trong tổng cơ cấu GTSX nhƣng diện tích sử dụng lại chiếm 75,6% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải thay đổi cơ cấu sử dụng đất để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời diện tích đất ở chiếm tỷ lệ khá nhỏ, mật độ dân số ở nhiều xã còn khá thƣa thớt cũng là thách thức lớn để tăng trƣởng ngành nông nghiệp của huyện.

- Đất nông nghiệp: thƣờng xuyên duy trì ở mức diện tích trên dƣới 10 nghìn ha. Trong đó diện tích đất cây trồng hàng năm giảm nhẹ từ 9.076 ha năm 2010 xuống còn 8.944 nghìn ha vào năm 2015. Cây lúa là cây trồng hàng năm chủ yếu, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 57% trong diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Đất lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp thời gian 2011 – 2015 giảm nhẹ từ 6342 ha năm 2011 còn 5684 ha vào năm 2015. Nguyên nhân giảm đi là do giảm diện tích đẩt rừng phòng hộ từ 2523 ha xuống còn 2090 ha trong thời gian 2010 -2015, diện tích đất rừng sản xuất thay đổi nhẹ. Có thể thấy rằng

mục đích sử dụng đất lâm nghiệp chƣa mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cho huyện Tƣ Nghĩa.

- Đất nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 20% - 30% diện tích đất nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) trong cả thời gian 2011 -2015.

- Đất phi nông nghiệp: từ năm 2014 đên năm 2015 tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp có tăng lên nhƣng tăng còn chậm, cơ cấu hạ tầng phục vụ nhƣ đƣờng sá, cầu cống, trƣờng học,… của huyện còn trì trệ.

- Đất chƣa sử dụng: diện tích đất chƣa sử dụng hầu nhƣ không thay đổi, trong số đất chƣa sử dụng bao gồm đất đồi núi và đất bằng. Đất đồi núi chƣa sử dụng nguyên nhân chính là do địa hình hiểm trở, vùng đồi núi dốc đứng, giao thông khó khăn, bên cạnh đó huyện cũng còn lãng phí, chƣa quan tâm tận dụng nguồn đất bằng đúng mục đích.

b. Lao động

Lao động của huyện phần lớn làm việc trong nông nghiệp nhƣng lao động của huyện có xu hƣớng giảm mạnh và chuyển sang các ngành thƣơng mại - dịch vụ. Năm 2015 tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 43,75%; tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 11%; lao động làm việc trong ngành dịch vụ chiếm 45,4%

Bảng 2.9 Cơ cấu lao động theo ngành của huyện Tư Nghĩa thời gian 2012 - 2015

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

TỔNG SỐ 100 100 100 100 100

I. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 71,74 59,84 58,57 46,59 43,75

II. Công nghiệp và xây dựng 10,48 9,29 9,45 11,24 10,81

III. Dịch vụ 11,78 30,87 31,99 42,17 45,44

Từ bảng 2.9 , ta thấy cơ cấu lao động của huyện có sự dịch chuyển tích cực, tỷ trọng lao động dịch vụ tăng lên, tỷ trọng lao động nông nghiệp và công nghiệp có xu hƣớng giảm xuống. Tuy nhiên tỷ trọng lao động công nghiệp thay đổi không đáng kể chiếm khoảng 7% trong tổng số lao động.

Do thị trƣờng lao động phát triển chƣa mạnh và chƣa đồng đều, cung cầu lao động còn mất cân đối nghiêm trọng nên sức ép về việc làm còn khá lớn, số lao động thất nghiêp và thiếu việc làm còn nhiều, thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn còn lớn.

c. Vốn đầu tư

Về vấn đề vốn, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân rất thiếu vốn và dù đƣợc ngân hàng hay các dự án cho vay để sản xuất thì mức tiền cũng rất thấp, thời gian hoàn trả ngắn. Một số hộ gia đình khác tuy có thu nhập nhờ xuất khẩu thủy sản, nông sản,… hay đƣợc bồi thƣờng đất đai song lại chƣa biết sử dụng đầu tƣ sản xuât mà chủ yếu mua sắm tiêu dùng. Trong khi đó, đầu tƣ của nƣớc ngoài hầu nhƣ không đáng kể do những khó khăn về kết cấu hạ tầng, rủi ro cao của lĩnh vực đặc thù này. Còn các chƣơng trình dự án của Nhà nƣớc tuy khá nhiều, số vốn đầu tƣ không ít song hiệu quả lại rất thấp. Tóm lại, vấn đề vốn đang là một sức ép không nhỏ đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn nƣớc ta [42].

Với huyện Tƣ nghĩa các nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp chủ yếu từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện. Vốn ngân sách phục vụ thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả, chƣơng trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề nông thôn, công tác thiên tai ,chống hạn hán,…,công tác và ngăn ngừa dịch bệnh, cải tạo giống vật nuôi (bò , heo)… nên đã góp phần quan trọng vào phát triển ngành nông nghiệp.

d. Công nghệ sản xuất nông nghiệp

Trong thực tế nhiều nông dân đã nói rằng vốn thiếu họ có thể khắc phục đƣợc nhƣng khó khăn về công nghệ kỹ thuật sản xuất và quản lý thì họ trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền.

Phát triển NN cần phải đi đôi với phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất; ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học và kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, thủy sản.

- Hệ thống cơ sở dịch vụ kỹ thuật giống cây trồng vật nuôi: làm nhiệm vụ chọn lọc và cung cấp dịch vụ chuyển giao giống cho ngƣời dân và sơ sở sản xuất. Hệ thống này có các cơ sở:

+ Trạm khuyến nông: hệ thống tổ chức từ tỉnh (trung tâm khuyến nông), xuống các huyện (trạm khuyến nông), và dƣới các xã có các khuyến nông viên. Họ có nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

+ Trạm ứng dụng khoa học kỹ thuật: tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và cung cấp dịch vụ về giống

+ Bên cạnh đó còn có công ty, doanh nghiệp dịch vụ giống cây trồng hoạt động ƣơm giống và nhân giống.

- Hệ thống dịch vụ thú y và bảo vệ thực vật: gồm trạm thú y và trạm bảo vệ thực vật huyện. Hệ thống này có nhiệm vụ phòng chống bệnh dịch trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 69 - 73)