Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Đặc điểm kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế

Tổng GTSX của huyện Tƣ Nghĩa năm 2015 đạt 8.943 tỷ đồng, trong đó GTSX khu vực nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) là 1.859 tỷ đồng; công nghiệp – xây dựng 3.724 tỷ đồng; thƣơng mại dịch vụ 3.360 tỷ đồng. Theo số liệu tại bảng 2.2, ta nhận thấy rằng tổng GTSX (tính theo giá hiện hành) của huyện đã tăng khá nhanh từ 1.933 tỷ đồng năm 2007 lên 8.943 tỷ đồng năm 2015 (gấp 4,6 lần so với năm 2007).

Bảng 2.2 GTSX của huyện Tư Nghĩa qua các năm (Theo giá hiện hành)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2011 2015 1. CN,XD 443 2.262 3.724 2.TM,DV 510 2.070 3.360 3. NN(N-L-TS) 979 3.294 1.859 Tổng cộng 1.933 7.567 8.943

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm 15,6%. Trong các chỉ tiêu về GTSX của toàn huyện, đóng góp vào tăng trƣởng trên là sự phát triển

vƣợt bậc của các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại – dịch vụ. Đây là ngành chủ đạo đóng góp chính vào tốc độ tăng trƣởng của địa phƣơng

Từ bảng 2.2 về GTSX của huyện Tƣ Nghĩa có thể thấy, mặc dù GTSX còn hạn chế, đặc biệt thời gian 2011 – 2015 tốc độ tăng trƣởng ngành nông nghiệp (N-L-T) âm nguyên nhân là do thực hiện theo nghị quyết số 123/NQ – CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính làm cho phần lớn GTSX trên địa bàn huyện Tƣ Nghĩa thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên việc tốc độ tăng trƣởng qua các năm có xu hƣớng tăng lên là điều rất đáng mừng, cơ cấu đƣợc chuyển dịch đúng hƣớng cho thấy tiềm năng to lớn trong tăng trƣởng của huyện Tƣ Nghĩa trong thời gian tới

b. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế huyện Tƣ Nghĩa trong thời gian 2011 – 2015 chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng các ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại – dịch vụ có xu hƣớng tăng dần.

Bảng 2.3 Cơ cấu GTSX của huyện Tư Nghĩa qua các năm (Theo giá hiện hành)

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2011 2015 1. CN,XD 22,92 29,9 41,6 2.TM,DV 26,4 27,4 37,6 3. NN(N-L-TS) 50,68 42,7 20,8 Tổng cộng 100 100 100

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

Từ bảng 2.3 có thể rút ra nhận xét nhƣ sau: Tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng là cao nhất trong tổng cơ cấu GTSX của toàn huyện Tƣ Nghĩa trong cả thời gian từ năm 2011 từ 29,9% đến năm 2015 tăng lên đến 41,6%. Sau 5 năm đã tăng tỷ trọng lên trên 11%.

Ngành thƣơng mại và dịch vụ có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu GTSX của huyện, theo đó tăng từ 27,4% lên 37,6% năm 2015.

Đối với ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngày càng giảm dần từ 42,74% năm 2011 còn 20,79% vào năm 2015. Trong thời gian 5 năm tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm gần 22%.

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành thƣơng mại - dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp nhƣng vẫn ở mức ổn định. Việc chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng giá trị các ngành kinh tế nhƣ vậy cũng phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng cũng nhƣ của cả nƣớc.

c. Thị trường

Trong những năm gần đây thị trƣờng các yếu tố đầu vào SXNN nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn cho chăn nuôi, thú y, giống, cây trồng con vật nuôi… rất khó kiểm soát, giá liên tục tăng nhƣng chất lƣợng lại bấp bênh, không đảm bảo. Đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên ngƣời nông dân sử dụng thức ăn chăn nuôi kết hợp với các nguồn thức ăn sẵn có, do đó việc giá cả không ổn định sẽ ảnh hƣởng xấu đến hoạt động chăn nuôi của địa phƣơng. Phân bón trong trồng trọt cũng đƣợc sử dụng hỗn hợp giữa các loại phân chuồng và phân hóa học, thị trƣờng phân bón không ổn định và chất lƣợng thấp sẽ ảnh hƣởng xấu tới năng suất trồng trọt. Mặt khác giá cả tiêu thị các loại nông sản lại bất ổn nhƣ lúa, mía, các loại rau củ quả,… giá cả thịt gia súc, gia cầm và các loại cây ăn quả thƣờng bị ngƣời mua ép giá khiến mức thu nhập của ngƣời nông dân khá thấp.

Diện tích trồng rừng cũng tăng so với các năm trƣớc, chủ yếu là trồng rừng sản xuất với cây keo lai là chủ lực tập trung ở các xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ.

Nhiều mô hình khuyến nông đƣợc áp dụng, bƣớc đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo bƣớc đột phá thu hút nhiều ngƣời dân tham gia

d. Đặc điểm cơ sở hạ tầng

- Mạng lƣới giao thông: Toàn huyện Tƣ Nghĩa có 20 tuyến đƣờng huyện

với tổng chiều dài gần 101 km thì đã có gần 88 km đƣợc láng nhựa và bê- tông hoá, có 03 tuyến đuờng chuyên dùng với tổng chiều dài 7,2 km đều đã đƣợc láng nhựa. Riêng 130 tuyến đƣờng trục xã và trục thôn của huyện Tƣ Nghĩa với tổng chiều dài gần 80 km thì đã có 58 km đƣợc bê- tông. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều tuyến đƣờng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã bị xuống cấp, kích thƣớc hình học chƣa đảm bảo tiêu chuẩn, phần lớn chỉ đạt tiêu chuẩn cấp VI hoặc đƣờng giao thông nông thôn với 1 làn xe. Còn nhiều đoạn đƣờng vẫn chƣa đƣợc láng nhựa hoặc bê- tông xi- măng.

- Hệ thống cấp điện: Thời gian qua, công ty cổ phần điện huyện Tƣ Nghĩa đã tiếp nhận và quản lý lƣới đuện hạ áp sau 118 trạm biến áp trên địa bàn 12 xã của huyện Tƣ Nghĩa với tổng chiều dài đƣờng dây hạ áp gần 261km. Hiện nay, công ty đang quản lý 33 nghìn 475 công tơ với số lƣợng khách hàng là 35 nghìn 724 hộ; trong đó, phục vụ cho mục đích sinh hoạt có gần 32 nghìn công tơ với gần 34 nghìn hộ dân và phục vụ cho mục đích khác có trên 1 nghìn 600 công tơ với trên 1 nghìn 600 cơ sở.

- Hệ thống thủy lợi: toàn huyện có 8 công trình đập dâng và hồ chứa, 10 trạm bơm, 120 tuyến kênh mƣơng nội đồng, trong đó chỉ có khoảng 30% tuyến kênh đƣợc kiên cố. Đợt mƣa lũ cuối năm 2013 đã làm 2 hồ chứa nƣớc bị sạt lở, bồi lấp; 6 công trình đập dâng và các công trình khác bị hƣ hỏng nặng; hơn 5 km kênh kiên cố hóa bằng gạch, bê tổng bị sạt lở; gần 27 km kênh đất bị bồi lấp và sạt lở... Từ năm 2011 - 2015, huyện Tƣ Nghĩa đã dành nguồn vốn trên 425 tỷ đồng để phát triển kết cấu hạ tầng. Theo đó, huyện thực hiện nhựa hóa, bê tông hóa 80km đƣờng; hoàn thành công trình kè Nam sông

Cây Bứa, kè Bắc sông Vệ; kiên cố hóa nhiều trƣờng học, các tuyến kênh mƣơng, thủy lợi…

- Thông tin liên lạc: Ngày nay, mạng lƣới thông tin liên lạc ở Tƣ Nghĩa khá hoàn chỉnh với các loại thông tin hiện đại. Tại huyện lỵ có Bƣu cục trung tâm. Trên địa bàn huyện có 4 tổng đài điện thoại với tổng dung lƣợng 8.900 số; có 3 bƣu cục: Bƣu cục Cổ Luỹ, Bƣu cục Sông Vệ, Bƣu cục Thu Xà; có 14 xã có bƣu điện văn hóa xã; có các trạm viễn thông ở Cổ Luỹ, La Hà, Nghĩa Lâm, Sông Vệ. Số máy điện thoại tăng nhanh, lên 9.750 máy (năm 2005), gấp trên 11 lần so với năm 1996 (876 máy).

e. Các chính sách phát triển nông nghiệp

- Công tác quy hoạch phát triển NN: Để thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần phải xây dựng quy hoạch sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp và bố trí dân cƣ phù hợp đến năm 2020.

- Chính sách định hƣớng chuyển dịch cơ cấu NN: đẩy mạnh phát triển nông sản là thế mạnh của huyện. Việc định hƣớng chuyển dịch cơ cấu trong chính sác của huyện đã bộc lộ những vấn đề cần phải xem xét và có sự điều chỉnh:

+ Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu NN mang nặn tự cung tự cấp trong điều kiện kinh tế thị trƣờng là không phù hợp

+ Chƣa dựa vào tiềm năng thế mạnh của địa phƣơng để định hƣớng chuyển dịch

+ Chƣa dựa vào kết quả phân tích tình hình thực tế phát triển của mỗi ngành để định hƣớng chuyển dịch

+ Không căn cứ vào nguồn lực để chuyển dịch cơ cấu và không đủ nguồn lực để thực hiện

- Thực hiện cải cách hành chính tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp góp phần cùng với các chính sách và biện pháp khác thúc đẩy NN phát triển. Điều đó có nghĩa là cải cách hành chính phải đồng bộ với các chính sách và giải pháp khác nhƣ chính sách tài chính, chính sách đầu tƣ,…

- Chính sách đầu tƣ hỗ trợ phát triển sản xuất: Thực hiện chính sách này, hàng năm huyện đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo hợp phần của Chƣơng trình 135, 30a,… đối với các xã đặc biệt khó khăn. Kinh phí hỗ trợ hàng năm ổn định, từ chính sách này đã đem lại nhiều hiệu quả cho ngƣời dân nhƣ việc đảm bảo giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi tập quán canh tác…

- Chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản

- Những chính sách về phát triển NN của huyện: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về xác định phát triển NN là khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện,…

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 55 - 60)