Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong SXNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 69)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong SXNN

a. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông – lâm – thủy sản

Cơ cấu GTSX nông nghiệp thời gian 2011 – 2015 theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), giảm tỷ trọng ngành thủy sản, đối với ngành lâm nghiệp tỷ trọng biến động nhƣng không đáng kể đƣợc thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5 Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của huyện Tư Nghĩa thời gian 2011-2015 ĐVT: % Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Nông nghiệp 41,26 43,74 35,11 97,7 97,49 - Trồng trọt 42,95 46,11 45,92 40,9 39,21 - Chăn nuôi 53,18 46,24 46,1 51,7 52,13 Lâm nghiệp 0,62 0,37 0,23 0,63 0,84 Thủy sản 58,12 55,9 64,67 1,67 1,67 Tổng 100 100 100 100 100

Từ bảng 2.5 ta thấy giá trị sản xuất ngành NN (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện Tƣ Nghĩa. Do đó hiện nay huyện Tƣ Nghĩa vẫn là huyện thuần nông của tỉnh Quảng Ngãi

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong thời gian 2011 – 2015 đã tăng nhanh chóng từ 41,26% vào năm 2011 lên đến 97,49% vào năm 2015. Năm 2013 tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm nhẹ nhƣng đến năm 2014 tỷ trọng ngành nông nghiệp đã tăng vọt chiếm 97% trong toàn bộ cơ cấu GTSX toàn ngành nông nghiệp. Tƣơng ứng với sự tăng vọt đó là sự giảm đáng kể của ngành thủy sản từ 64,67% vào năm 2013 chỉ còn 1,67% vào năm 2015. Riêng đối với ngành thủy sản, từ năm 2014 trở đi GTSX ngành thủy sản chủ yếu là từ nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm, cá) ở cả nƣớc ngọt và nƣớc lợ, GTSX từ nguồn đánh bắt hải hản đã giảm đi đáng kể đƣợc thể hiện qua biểu đồ 2.2

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 2014 2015 Thủy sản lâm nghiệp Nông nghiệp

Biểu đồ 2.2: Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành NN huyện Tư Nghĩa thời gian 2011 – 2015

Việc tỷ trọng ngành NN giảm nguyên nhân là cuối năm 2013 đầu năm 2014 để mở rộng địa giới hành chính Thành Phố Quảng Ngãi huyện Tƣ Nghĩa

đã bàn giao toàn bộ 3 xã ven biển Nghĩa Hà, Nghĩa Phú và Nghĩa An để Thành phố Quảng Ngãi quản lý nên đã có sự thay đổi lớn về GTSX và cơ cấu ngành thủy sản của huyện Tƣ Nghĩa.

Đến năm 2015 cơ cấu GTSX ngành lâm nghiệp tăng lên đến 0,84%, nhờ tham gia dự án KFW6 trồng rừng tại các xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ, công tác quản lý bảo vệ rừng, giao khoán rừng theo Nghị quyết 30a tiếp tục đƣợc củng cố.

b. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng trọt

Đối với nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu GTSX cây lƣơng thực có nhiều biến động và đang có xu hƣớng giảm dần,cơ cấu giá trị cây công nghiệp hằng năm cũng có xu hƣớng giảm, trong khi đó cơ cấu GTSX cây rau đậu đang có chiều hƣớng gia tăng. Năm 2011, cơ cấu GTSX cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng 60,21% giảm xuống còn 47,54% năm 2015. Năm 2011 cây công nghiệp hàng năm từ 19,4% xuống còn 13,68. Tỷ trọng cây rau, đậu thực phẩm, gia vị tăng từ 8,43% vào năm 2011 đến năm 2015 tăng lên đến 27,91%.

Bảng 2.6 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện Tư Nghĩa (theo giá hiện hành)

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa 2015) ĐVT:%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Trồng trọt 100 100 100 100 100

- Cây lƣơng thực 60,21 50,82 47,48 51,61 47,54

- Cây công nghiệp hàng năm 19,40 12,74 12,19 12,81 13,68

- Cây rau, đậu thực phẩm, gia vị 8,43 28,72 31,27 25,00 27,91

- Cây hàng năm khác 0,28 3,06 3,35 3,78 4,05

- Cây ăn quả 0,72 0,97 1,07 1,88 1,99

- Cây công nghiệp lâu năm 3,17 0,14 0,15 0,47 0,51

Qua bảng 2.6 có thể thấy sự hạn chế ở ngành trồng trọt của huyện về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm và sƣ chuyển biến tích cực về cơ cấu cây rau đậu, thực phẩm, gia vị. Điều này làm ảnh hƣởng đến GTSX mà ngành trồng trọt mang lại.

Cụ thể, theo báo cáo tổng kết SXNN của huyện: trong năm 2015 tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 58.882 tấn, đạt 100,5% so với kế hoạch đề ra và tăng 1,7% so với cùng kì năm 2014. Các loại cây trồng khác điều đạt so với kế hoạch đã đề ra.

c. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một ngành sản xuất rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó cung cấp nhiều loại thực phẩm phục vụ và nâng cao đời sống con ngƣời, dùng trong nƣớc và xuất khẩu.

Bảng 2.7 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện Tư Nghĩa (theo giá hiện hành)

ĐVT:%

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Chăn nuôi 100 100 100 100 100

- Gia súc 78,31 79,54 79,16 81,40 80,20

- Gia cầm 13,89 10,83 10,47 10,54 7,42

- SPCN không qua giết thịt 4,27 6,97 7,78 5,91 10,63

- Chăn nuôi khác 0,00 0,68 0,47 0,48 0,23

- Sản phẩm phụ chăn nuôi 3,27 1,98 2,11 1,68 1,52

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa 2015)

Đối với nội bộ ngành chăn nuôi, đã có sự dịch chuyển giữa gia súc và gia cầm; cơ cấu GTSX ngành gia súc đã tăng từ 78,31% năm 2011 lên 80,2% vào năm 2015; ngƣợc lại, gia cầm đã giảm từ 13,89% xuống còn 7,42% tƣơng ứng cùng kỳ; sản phẩm chăn nuôi không qua giết thịt cũng tăng đáng kể. Tuy

nhiên, nhìn chung cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi của huyện có sự thay đổi nhƣng không đáng kể.

d. Chuyển dịch cơ cấu kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp

Để bảo đảm phát triển nông nghiệp nhanh bền vững khâu kỹ thuật và dịch vụ NN có vai trò quyết định quan trọng. Đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, khả năng chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng nhƣ tập quán và trình độ canh tác của ngƣời dân trên địa bàn huyện nhằm không ngừng tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Với chính sách hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ cho ngƣời dân tiến hành quá trình chăn nuôi, huyện đã xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ kỹ thuật cho sản xuất NN.

Có chính sách ƣu đãi để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ trang thiết bị công nghệ cao vào chế biến các mặt hàng nông, lâm, thủy sản nhằm nâng cao giá trị nông sản.

Cải cách phƣơng thức làm việc nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của các cơ sở trong hệ thống kỹ thuật dịch vụ sản xuất NN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 65 - 69)