Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lý, khí hậu,

- Vị trí địa lý: Tƣ nghĩa là huyện đồng bằng nằm dọc từ bờ nam sông Trà

Khúc đến bờ bắc sông Vệ, trải dài theo chiều đông - tây khoảng gần 30km

thuộc vùng trung tâm của tỉnh. Diện tích tự nhiên 205,48 km2. Huyện dƣờng

nhƣ nằm hầu hết phía Nam giáp Thành phố Quảng Ngãi, tọa độ địa lý 15°05′25″B 108°45′23″Đ. Phía Bắc giáp thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh (qua sông Trà Khúc); phía Nam giáp các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Minh Long; phía Tây giáp huyện Sơn Hà; chiều Bắc - Nam đoạn giữa eo thắt, có nơi còn rất nhỏ nhƣ ở thôn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền.

Địa hình chia làm hai vùng tây, đông; cao ở phía tây, thấp dần về phía đông, đại thể giống nhƣ các huyện đồng bằng khác trong tỉnh Quảng Ngãi, nhƣng có phần phức tạp hơn. Có Quốc lộ 1 cắt ngang ở giữa và đƣờng sắt Thống Nhất chạy qua

Núi:Phía tây huyện có nhiều núi cao, nơi giáp các huyện Sơn Hà, Minh

long có ngọn Thạch Bích cao nhất. Ở đồng bằng phía đông có các núi thấp, trở thành những cảnh đẹp nhƣ núi Đá Đen, núi Đá Chẻ, núi Hùm, núi La Hà, núi Bàn Cờ, núi Thạch Sơn.

- Khí hậu, thời tiết

Nhƣ các huyện ở đồng bằng Quảng Ngãi, khí hậu Tƣ Nghĩa khá ôn hòa. Vùng đông huyện khá mát mẻ về mùa hè nhờ có gió nồm từ biển thổi lên.

Tuy vậy vùng phía tây huyện nhiều nơi có thế đất cao, vẫn có một số vùng xa sông thƣờng bị hạn hán, vùng gần các sông thƣờng phải chịu lũ lụt hằng năm.

b. Tài nguyên thiên nhiên

+ Tài nguyên đất, thổ nhƣỡng

Tƣ Nghĩa có tổng diện tích đất tự nhiên là 20.628,8 ha trong đó 15.588,3 ha đất nông nghiệp; 4.215,6 ha đất phi nông nghiệp; 824,9 ha đất chƣa sử dụng

Đồng bằng Tƣ Nghĩa màu mỡ nhờ có hệ thống sông suối với việc bồi đắp phù sa hằng năm, khá thuận lợi cho SXNN. Đất đai ở huyện Tƣ Nghĩa đƣợc chia làm 6 loại khác nhau: đất phù sa, đất bạc màu, đất nhiễm mặn, đất cát, đất xám, đất màu đỏ vàng.

+ Tài nguyên nƣớc

Trên địa bàn Tƣ Nghĩa có nhiều sông suối, sông Trà Khúc, sông Bàu Giang ở phía bắc và sông Vệ, sông Cây Bứa ở phía nam. Sông Trà Khúc chạy dọc phía bắc, ở điểm mút tây bắc huyện (thuộc xã Nghĩa Lâm) có công trình đầu mối Thạch Nham. Sông Trà Khúc chảy qua các xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ và đổ ra cửa Đại Cổ Luỹ. Sông Vệ ở phía nam chảy dọc từ cầu sắt Hòa Vinh, xuống xã Nghĩa Mỹ, thị trấn Sông Vệ, xã Nghĩa Hiệp, xã Nghĩa Hòa, hợp nƣớc với sông Trà Khúc đổ ra cửa Cổ Luỹ. Sông Bàu Giang nhỏ, chảy dọc phía bắc xã Nghĩa Trung, thị trấn La Hà (làm ranh giới với thành phố Quảng Ngãi), xã Nghĩa Thƣơng rồi hợp nƣớc với sông Vệ. Phía nam có sông Cây Bứa chảy qua các xã Nghĩa Phƣơng, Nghĩa Thƣơng rồi hợp nƣớc với sông Vệ. Ở phía tây huyện có nhiều suối lớn nhƣ suối Đá Sơn, suối Tó, cũng là những nguồn nƣớc quan trọng.

+ Khoáng sản:

Địa bàn Tƣ Nghĩa có một số khoáng sản nhƣ kaolin, đất sét, đá chẻ ở nhiều nơi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 53)