ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SXNN HUYỆN TƢ NGHĨA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SXNN HUYỆN TƢ NGHĨA

2.3.1 Những thành công

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp huyện Tƣ Nghĩa đã đạt đƣợc nhiều thành tựu khá toàn diện, đồng thời thực hiện các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, nền nông nghiệp của huyện Tƣ Nghĩa đã đạt đƣợc những bƣớc phát triển đáng kể:

- Số lƣợng cơ sở SXNN trong thời gian qua đƣợc gia tăng. - Tốc độ tăng trƣởng toàn ngành nông nghiệp khá cao và ổn định - An ninh lƣơng thực luôn đƣợc đảm bảo

- Thu nhập đời sống của dân cƣ nông thôn ngày càng đƣợc cải thiện, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Công tác đổi mới nông nghiệp bƣớc đầu đã hình thành đƣợc các vùng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hƣớng phù hợp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Cơ cấu cây trồng con vật nuôi có chuyển biến tích cực, phù hợp với điều kiện sinh thái, các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao thấp đƣợc thay thế bởi dàn những cây trồng hóa hóa có giá trị kinh tế cao.

- Các loại giống mới đã đƣợc đƣa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm cây trồng vật nuôi. Chăn nuôi cũng có những bƣớc phát triển đáng kể, đặc biệt là chăn nuôi bò, heo.

- Bƣớc đầu khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho SXNN.

- Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng đƣợc hoàn thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời của huyện năm 2015 đạt gần 24,9 triệu đồng/ngƣời/năm.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Thực hiện quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng thì trong những năm qua nông nghiệp đã có những bƣớc phát triển nhất định. Tuy nhiên quá trình phát triển nông nghiệp trong thời gian qua bên cạnh thành tựu đạt đƣợc thì cũng đang đặt ra nhiều vấn đề quan tâm

- Số lƣợng các cơ sở SXNN trên địa bàn chƣa đủ lớn, số lƣợng trang trại nông nghiệp, doanh nghiệp nông nghiệp, quy mô sản xuất nhỏ. Kinh tế hộ còn hạn chế nhiều mặt nhƣng vẫn giữ vai trò sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp.

- Chủ yếu chuyển dịch cơ cấu lao động, chƣa chú ý đến chuyển dịch vốn, đất đai.

- SXNN ở nhiều nơi còn phân tán, manh mún gây khó khăn cho việc cơ giới hóa, thâm canh tăng năng suất trong SXNN, chƣa tìm đƣợc đầu ra ổn định cho hàng nông sản.

- Năng suất, chất lƣợng một số loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trƣờng không cao.

- Các cơ sở SXNN chƣa có liên kết kinh tế tiến bộ phù hợp

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

- Do ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu bất thƣờng, thời tiết thƣờng xuyên thay đổi đột ngột, thiên tai, dịch bệnh…

- Quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, phân tán thiếu ổn định, thiên tai, dịch bệnh diễn ra bất thƣờng

- Công tác chuyển đổi cây trồng vật nuôi chƣa đáp ứng kịp thời với sự phát triển của thị trƣờng

- Công tác liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân chƣa thật sự chặt chẽ - Hệ thống kênh mƣơng thủy lợi, thủy sản còn nhiều hạn chế.

- Công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình thức sản xuất còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra.

- Trình độ thâm canh trong nông nghiệp thấp, cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp còn thiếu, giống cây trồng, vật nuôi bố trí chƣa phù hợp.

- Công tác xây dựng quy hoạch chậm. Lực lƣợng cán bộ nông nghiệp còn thiếu và yếu về chuyên môn, không đáp ứng đƣợc yêu cầu

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ vào nông nghiệp còn thiếu và chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ đúng mức, chƣa kêu gọi các doanh nghiệp liên kết với nông dân để sản xuất và tiêu thị sản phẩm gắn với thị trƣờng tiêu thụ

- Chƣa có định hƣớng giống cây trồng, con vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phƣơng. Năng suất của lao động trong SXNN chƣa cao.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TƢ NGHĨA

3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP

Sau khi phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Tƣ Nghĩa những năm qua cho thấy, tăng trƣởng tổng sản lƣợng nông nghiệp còn chậm; các nguồn lực trong SXNN sử dụng không hiệu quả; chƣa khai thác đƣợc lợi thế trong sản xuất và tiêu thụ nông nghiệp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các căn cứ tiền đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp huyện Tƣ Nghĩa thời gian đến là rất cần thiết.

3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng

Cuộc sống của con ngƣời phụ thuộc rất nhiều vào năng suất của các tài nguyên thiên nhiên bao gồm đất đai, đồi núi, rừng, biển, sông ngòi… Tình trạng của môi trƣờng có tầm quan trọng đối với con ngƣời hiện tại và các thế hệ mai sau, nếu môi trƣờng bị suy thoái sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến mùa màng, sức khỏe, đời sống.

Dân số thế giới không ngừng tăng lên dẫn đến nhƣ cầu về lƣơng thực, năng lƣợng, nguyên liệu cũng tăng theo, việc đáp ứng các nhu cầu này đòi hỏi khai thác nhiều hơn nữa tài nguyên thiên hiện có đặc biệt là đất nông nghiệp, rừng, biển, nƣớc, khoáng sản…Nếu biết quản lý và khai thác lâu bền các tài nguyên trên thì sẽ tránh đƣợc những sức ép về sự giảm cấp và khan hiếm tài nguyên.

Sự nghèo nàn lạc hậu, tăng dân số là những thách thức lớn nhất cho vấn đề bảo vệ môi trƣờng.

a. Môi trường tự nhiên

Các yếu tố trong môi trƣờng tự nhiên nhƣ các diễn biến bất thƣờng của thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng đát, môi trƣờng nƣớc… Tất cả những

diễn biến phức tạp ấy sẽ ảnh hƣởng đến kết quả sinh trƣởng phát triển của cây trồng vật nuôi làm thay đổi kết quả SXNN và nông sản cung ứng ra thị trƣờng. Để hạn chế sự tác hại của môi trƣờng tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Phòng chống những bất thƣờng của thời tiết, hạn chế các tác hại đối với SXNN, tăng cƣờng bảo vệ rừng để duy trì môi trƣờng tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm từ môi trƣờng công nghiệp.

- Bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm (nƣớc, không khí, đất), cải thiện khôi phục môi trƣờng ở những khu vực ô nhiễm

- Đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở các vùng…

- Giảm thiểu tác động xấu tới cung của yếu tố môi trƣờng tự nhiên, thông qua việc thực hiện tốt các chính sách, nâng cao trình độ quản lý.

b. Môi trường kinh tế

Đối với môi trƣờng kinh tế, các quan hệ thị trƣờng trong phát triển nông nghiệp thực hiện tốt nhờ có môi trƣờng kinh tế ổn định. Khi nền kinh tế tăng trƣởng liên tục, cơ cấu kinh tế đƣợc điều chỉnh hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đối với môi trƣờng kinh tế, phát triển nông nghiệp phải hƣớng đến là:

- Giảm thiểu tối đa mặt trái do cơ chế thị trƣờng gây ra các yếu tố tiêu cực nhƣ chạy theo lợi nhuận, huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý (chuyển đổi cây trồng của ngƣời nông dân không theo quy hoạch, tự phát…), lợi ích cá nhân đƣợc đặt cao hơn lợi ích của cộng đồng và hủy hoại lợi ích chung dẫn tới hủy hoại môi trƣờng sống.

- Xóa bỏ tình trạng kém chất lƣợng đối với vật tƣ hàng hóa đầu vào cho SXNN và nông sản đầu ra ảnh hƣởng tới sản xuất, ngƣời tiêu dùng.

c. Môi trường xã hội

Phát triển nông nghiệp phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở nông thôn, đảm bảo mọi ngƣời dân có cơ hội đƣợc tiếp cận bình đẳng về các dịch vụ giáo dục, y tế, có cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng giới, bất bình đẳng trong thu nhập. Tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động xã hội, vào quá trình ra quyết định.

Gắn liền việc nâng cao thu nhập với tăng cƣờng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, vùng trung tâm huyện với vùng sâu vùng xa.

Đồng thời các tệ nạn xã hội nông thôn phải giảm xuống, tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc đƣợc gìn giữ và phát huy.

3.1.2. Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Tƣ Nghĩa Tƣ Nghĩa

Đẩy mạnh quá trình SXNN theo hƣớng tăng cƣờng phát triển các hàng hóa, sản phẩm nông sản có giá trị kinh tê cao, tạo cơ sở nâng cao đời sống nông dân trong huyện.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt.

a. Phương hướng phát triển nông nghiệp

* Với ngành trồng trọt, chăn nuôi:

Tập trung hình thành các vùng chuyên canh, các trang trại sản xuất có quy mô vừa và lớn; từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi. Ƣu tiên phát triển các loại cây trồng có năng suất cao, cây đặc sản gắn với thị trƣờng.

* Với ngành lâm nghiệp:

Thực hiện giao đất giao rừng gắn với quản lý, sản xuất và khai thác. Phát triển cây nguyên liệu, thí điểm trồng một số loại cây công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao.

* Với ngành thủy sản:

Tận dụng mặt nƣớc tự nhiên, khuyến khích cải tạo nguồn nƣớc tự nhên để tiến hành nuôi thả các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung nuôi trồng các loại thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn.

b. Mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa năm 2016 - 2020

- Duy trì tăng trƣởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng

- Tốc độ tăng trƣởng bình quân nông, lâm, thủy sản đạt từ 5,2% – 5,5% - GTSX trên 01 ha canh tác năm 2020 đạt trên 80 triệu đồng

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2020 chiếm 60% trở lên. - Nâng độ che phủ rừng lên 30% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của toàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Nâng cao năng suất nông nghiệp, năng suất lúa bình quân 64,5 tạ/ha; tăng GTSX nông nghiệp trên một đơn vị diện tích.

- Thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu các ngành nông nghiệp với tỷ lệ phù hợp.

- Phát triển mạnh kinh tế trang trại, hình thành vùng các chuyên canh lớn sản xuất hàng hóa.

3.1.3. Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý, phát triển đồng đều các ngành nông, lâm, thủy sản. Nâng cao hiệu quả SXNN và tăng sức cạnh tranh cho

nông sản. Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá đúng tiềm năng, nguồn lực, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và sắp xếp bố trí dân cƣ; xác định rõ vai trò, vị thế, quan điểm, mục tiêu phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp và thủy sản của huyện phù hợp điều kiện thực tế của huyện, gắn với đồ án quy hoạch xã xây dựng nông thôn mới và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng trực tiếp và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu gián tiếp phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng phát triển ổn định, tăng tỷ trọng các ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi.

Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.1. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất

Việc đẩy mạnh phát triển các cơ sở SXNN là giải pháp tiên quyết. Các giải pháp cụ thể gồm:

a. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ gia đình

Khuyến khích nông hộ tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng thời gian nhàn rỗi tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo… từng bƣớc các nông hộ nhỏ liên kết lại tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, quản lý kinh tế hộ…

Nâng cao tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ, tăng cƣờng cung cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ kỹ thuật – khuyến nông cho nông hộ.

Kết hợp tốt giữa sản xuất và chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hóa của kinh tế nông hộ để có đƣợc sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Thực hiện phổ biến các mô hình sản xuất có kết quả phù hợp ở 3 vùng cho các hộ để tăng cƣờng SXNN nhƣ mô hình VA, VAC, VACR…

b. Phát triển HTX

Chấn chỉnh lại nhận thức về bản chất, mô hình HTX. Làm rõ lợi ích và lợi thế của HTX sẽ tạo động lực cho xã viên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự giác thành lập HTX.

Phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn xã.

Sáp nhập, hợp nhất các HTX nông nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động kém hiệu quả thành HTX có quy mô lớn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể.

Hình thành các hình thức hợp tác dƣới dạng hội, hiệp hội ngành nghề để giúp nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng và phát triển mới các loại hình HTX trên địa bàn 2 xã miền núi Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ.

c. Phát triển kinh tế trang trại

Thực hiện quy hoạch chi tiết SXNN đến từng thửa đất ở địa bàn các xã, thị trấn; xác định cụ thể vùng chuyên canh trồng rau, chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng.

Hoàn thiện và cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại.

Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nông, lâm, thủy sản kết hợp.

Ƣu tiên phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổ chức cung cấp thông tin thị trƣờng và khuyến cáo khoa học – kỹ thuật để giúp trang trại định hƣớng sản xuất kinh doanh.

Tăng cƣờng liên kết kinh tế, thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng khoa học kĩ thuật, quản lý, thông tin thị trƣờng…

Thực hiện chƣơng trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chủ trang trại về thị trƣờng, kỹ thuật kinh doanh, hƣớng dẫn lập kế hoạch sản xuất và lập dự án

Tăng cƣờng đầu tƣ cho vay vốn các dự án trang trại.

d. Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp

Trên cơ sở các doanh nghiệp đang hoạt động cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, phƣơng hƣớng hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 89)