Chuyển dịch cơ cấu SXNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 98 - 102)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2.Chuyển dịch cơ cấu SXNN

Chuyển dịch cơ cấu SXNN hợp lý để khai thác, phát huy tốt tiểm năng, lợi thế của huyện

Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Tƣ Nghĩa đến năm 2020 với những nội dung nhƣ sau:

+ Đối với ngành trồng trọt:

Xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, quy mô lớn. Triển khai thực hiện phƣơng án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Tƣ Nghĩa thời gian 2015 – 2020. Tập trung một số cây trồng có lợi thế, tiềm năng cụ thể nhƣ sau:

- Cây lúa:phấn đấu năm 2020 diện tích gieo trồng 7.777 ha, năng suất 64,5 tạ/ha, sản lƣợng đạt 50.161 tấn. Tiếp tục trình diễn các giống lúa mới để bổ sung vào cơ cấu, từng bƣớc cải tổ bộ giống có năng suất, chất lƣợng cao thay thế giống cũ, thoái hóa; đƣa tỷ lệ sử dụng giống xác nhận lên trên 90% vào năm 2020, chấm dứt tình trạng nông dân sử dụng thóc thịt làm giống sau năm 2020. Xác định vùng trọng điểm lúa ở các xã Nghĩa Thƣơng, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Phƣơng, Nghĩa Trung năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha vào năm 2015 và đạt 70 tạ/ha năm 2020. Phát triển, mở rộng các vùng sản xuất lúa giống, lúa đặc sản… ở các xã Nghĩa Thƣơng, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Trung, Nghĩa Phƣơng.

- Cây ngô: phấn đấu năm 2020 diện tích canh tác 1.100 ha, năng suất cây ngô đạt 62,0 tạ/ha, sản lƣợng 6.820 tấn. Tập trung đầu tƣ thâm canh để tăng năng suất và sản lƣợng cây trồng trên một đơn vị diện tích.

- Cây mỳ: khuyến cáo ngƣời dân trồng mỳ kết hợp với các loại đậu trồng có thể giảm bớt đƣợc xói mòn đất và cải thiện dinh dƣỡng đất. Thực hiện quản lý quy hoạch vùng mỳ nguyên liệu kết hợp thực hiện cánh đồng lớn để đáp ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn.

- Rau các loại: Xây dựng một số vùng rau tập trung tại một số xã có lợi thế điều kiện tự nhiên nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của vùng, triển

khai trồng các loại rau có giá trị, thực hiện quy trình sản xuất sạch, bảo vệ môi trƣờng. Trƣớc mắt, xây dựng vùng sản xuất rau chuyên canh ở các xã: Nghĩa Hiệp, Nghĩa Thƣơng. Hỗ trợ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho nông dân các xã Nghĩa Mỹ, Nghĩa Thƣơng, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phƣơng… trồng các loại hoa hiện có nhƣ: hoa cúc, hoa ly ly, hoa vạn thọ, hoa thƣợc dƣợc, hoa hồng,... đạt hiệu quả cao hơn và xây dựng các mô hình đƣa các giống hoa mới về sản xuất thử nghiệm.

- Cây mía: phấn đấu năm 2020, duy trì ổn định diện tích trồng mía là 450 ha, năng suất đạt 65 tấn/ha, sản lƣợng 29.250 tấn. Điều chỉnh thời vụ trồng mía cho phù hợp tiểu vùng khí hậu trồng mía tại địa phƣơng. Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất mía tập trung để đầu tƣ, phát triển cây mía có trọng tâm, trọng điểm chiếm 100% diện tích mía. Vùng trồng mía tập trung ở các xã cánh Tây của huyện (Nghĩa Lâm, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Sơn).

- Cây lạc và đậu các loại: Cây lạc: năm 2020 ổn định diện tích 600 ha, sản lƣợng thu đƣợc 1.200 tấn. Đậu các loại: Năm 2015, diện tích đạt 246 ha, sản lƣợng thu đƣợc 441 tấn; năm 2020 diện tích ổn định 250 ha, sản lƣợng thu đƣợc 475 tấn. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, quy trình canh tác phù hợp, đƣa các giống mới ( L23, L24, LDH 04, LDH 06…) vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lƣợng đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

+ Đối với ngành chăn nuôi: phấn đấu năm 2020 có 100% hộ chăn nuôi xây dựng mô hình chăn nuôi gia trại đảm bảo môi trƣờng chăn nuôi, xây dựng mới 04 trang trại chăn nuôi lợn tập trung; kiểm soát 100% công tác giết mổ ở các lò giết mổ hộ gia đình. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi theo hƣớng phát triển trang trại tập trung, kỹ thuật cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị (từ giống, thức ăn, thú y... đến giết mổ, tiêu thụ) gắn với thị trƣờng. Chú trọng

phát triển đàn bò, đàn lợn, nâng cao chất lƣợng đàn gia cầm, tăng cƣờng công tác kiểm dịch đối với gia cầm, đặc biệt là thủy cầm.

Tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt chất lƣợng cao, tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có tại địa phƣơng phát triển trâu giống và trâu thịt. Phấn đấu đến năm 2020 đàn trâu đạt 152.700 con. Ƣu tiên phát triển đàn gia súc khác nhƣ: hƣơu, nai, nuôi ong ở những nơi có điều kiện thuận lợi, phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phƣơng.

Phát triển chăn nuôi lợn ngoại, hƣớng nạc để nâng cao giá trị ngành chăn nuôi tại các xã có điều kiện chăn nuôi nhƣ: Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Hòa, Nghĩa Thƣơng, Nghĩa Trung, Nghĩa Hiệp tổng đàn lợn đến năm 2020 đạt 115.075 con.

Phát triển chăn nuôi gà theo hƣớng trứng, thịt công nghệ cao; chăn nuôi gà đồi, gà thả vƣờn, quy mô sản xuất hàng hóa gắn với thị trƣờng tiêu thụ trong và ngoài huyện.

+ Đối với ngành lâm nghiệp: phấn đấu đến năm 2020 diện tích rừng trồng sản xuất đạt 3.700,86 ha, mỗi năm khai thác 350 ha, với trữ lƣợng 200

m3/ha (chu kỳ 12 năm) và 130 m3/ha (chu kỳ 7 năm), trong đó gỗ thƣơng

phẩm đạt 80%. Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 là 30%.

+ Đối với ngành thủy sản: tận dụng tối đa diện tích mặt nƣớc có khả năng nuôi trồng thuỷ sản để tăng diện tích nuôi tôm, cá và thủy sản các loại. Thực hiện có hiệu quả bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện, ổn định diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 tổng sản lƣợng thủy sản đạt 352 tấn, trong đó nuôi trồng nƣớc lợ 330 tấn, nuôi trồng nƣớc ngọt 22 tấn. Nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp phải gắn với nuôi trồng thủy sản, đảm bảo nguồn nƣớc thƣờng xuyên quanh năm cung cấp cho các ao, đầm,...

Cần chuyển dịch theo hƣớng lựa chọn giống cây trồng, con vật nuôi phù hợp với thị trƣờng và đặc điểm tự nhiên của huyện Tƣ Nghĩa. Đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao thay thế cho các loại cây trồng có năng suất thấp trƣớc đó.

Đồng thời phát triển theo hƣớng chuyên môn hóa và tập trung hóa, thành lập các vùng chuyên canh để phát triển NN của huyện Tƣ Nghĩa theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chuyển dịch theo hƣớng phát triển nền NN hữu cơ, bảo vệ môi trƣờng. Cần tập trung phát triển NN theo hƣớng tƣơng thích phù hợp với sự biến đổi khí hậu, tránh ảnh hƣởng thiên tai, bão lụt; áp dụng những mô hình chăn nuôi kết hợp bảo đảm tính hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 98 - 102)