Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Tƣ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 94 - 96)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2.Phƣơng hƣớng và mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Tƣ

Tƣ Nghĩa

Đẩy mạnh quá trình SXNN theo hƣớng tăng cƣờng phát triển các hàng hóa, sản phẩm nông sản có giá trị kinh tê cao, tạo cơ sở nâng cao đời sống nông dân trong huyện.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hƣớng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng trồng trọt.

a. Phương hướng phát triển nông nghiệp

* Với ngành trồng trọt, chăn nuôi:

Tập trung hình thành các vùng chuyên canh, các trang trại sản xuất có quy mô vừa và lớn; từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi. Ƣu tiên phát triển các loại cây trồng có năng suất cao, cây đặc sản gắn với thị trƣờng.

* Với ngành lâm nghiệp:

Thực hiện giao đất giao rừng gắn với quản lý, sản xuất và khai thác. Phát triển cây nguyên liệu, thí điểm trồng một số loại cây công nghiệp mới có giá trị kinh tế cao.

* Với ngành thủy sản:

Tận dụng mặt nƣớc tự nhiên, khuyến khích cải tạo nguồn nƣớc tự nhên để tiến hành nuôi thả các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Tập trung nuôi trồng các loại thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn.

b. Mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Tư Nghĩa năm 2016 - 2020

- Duy trì tăng trƣởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị gia tăng

- Tốc độ tăng trƣởng bình quân nông, lâm, thủy sản đạt từ 5,2% – 5,5% - GTSX trên 01 ha canh tác năm 2020 đạt trên 80 triệu đồng

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2020 chiếm 60% trở lên. - Nâng độ che phủ rừng lên 30% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của toàn tỉnh Quảng Ngãi.

- Nâng cao năng suất nông nghiệp, năng suất lúa bình quân 64,5 tạ/ha; tăng GTSX nông nghiệp trên một đơn vị diện tích.

- Thực hiện tốt chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu các ngành nông nghiệp với tỷ lệ phù hợp.

- Phát triển mạnh kinh tế trang trại, hình thành vùng các chuyên canh lớn sản xuất hàng hóa.

3.1.3. Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hợp lý, phát triển đồng đều các ngành nông, lâm, thủy sản. Nâng cao hiệu quả SXNN và tăng sức cạnh tranh cho

nông sản. Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

Đánh giá đúng tiềm năng, nguồn lực, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp và sắp xếp bố trí dân cƣ; xác định rõ vai trò, vị thế, quan điểm, mục tiêu phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp và thủy sản của huyện phù hợp điều kiện thực tế của huyện, gắn với đồ án quy hoạch xã xây dựng nông thôn mới và định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Hoàn thiện cơ bản hệ thống cơ sở hạ tầng trực tiếp và hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu gián tiếp phục vụ cho sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng phát triển ổn định, tăng tỷ trọng các ngành mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi.

Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 94 - 96)