Số lƣợng cơ sở SXNN trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 62 - 65)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Số lƣợng cơ sở SXNN trong thời gian qua

Trong những năm qua thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về việc phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng nhằm đạt đƣợc các chỉ tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 5 năm thời gian 2011 – 2015, huyện cũng có những thay đổi tích cực nhằm nâng cao hiệu quả SXNN. Điều này thể hiện qua số lƣợng các cơ sở SXNN tăng lên qua các năm ở bảng 2.4 và tốc độ tăng các SXNN qua các năm.

Bảng 2.4 Số lượng cơ sở SXNN huyện Tư Nghĩa thời gian 2011 -2015

Cơ sở NN 2011 2012 2013 2014 2015

HTX 22 22 22 22 22

Trang trại 6 7 8 12 13

Nông hộ 11.400 11.500 11.560 11.760 11.756

Doanh nghiệp nông nghiệp 23 23 23 23 23

(Nguồn niên giám thống kê huyện Tư Nghĩa)

a. Hợp tác xã

Trong thời gian 2011 - 2015 toàn huyện có 22 HTX nông nghiệp. Nhìn chung, các HTX điều hoạt động ổn định và đa số dịch vụ có lãi. Hiện nay các HTX vẫn đang trong quá trình thực hiện đăng kí chuyển đổi hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Trong đó có 22/22 HTX NN tổ chức kinh doanh dịch vụ thủy lợi; 7/22 HTX NN tổ chức kinh doanh dịch vụ khuyến nông; 5/22 HTX NN tổ chức liên kết sản xuất lúa giống;… Các HTX đã làm tốt một số khâu cho xã viên nhƣ thủy lợi, bảo vệ đồng, bảo vệ thực vật, cũng cố giao thông nội đồng nhƣ: HTX nông lâm nghiệp Nghĩa Sơn, HTX nông nghiệp Bắc Phƣơng, HTX dịch vụ khai thác hải sản xa bờ, HTX nông nghiệp Tây Hiệp,…

Đến năm 2015 đã có 6 HTX NN đã tiến hành liên doanh liên kết đầu tƣ mua máy gặt đập liên hợp và máy làm đất. Ngoài việc nâng cao đời sống của ngƣời dân huyện Tƣ Nghĩa thì mô hình HTX còn giúp ngƣời dân tạo công ăn việc làm, giúp ổn định cuộc sống và khuyến khích nhân dân học tập, nhân rộng.

b. Trang trại

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất rất quan trọng, là bƣớc tiền đề để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hoàn thành các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên do điều kiện về vốn nên việc thành lập trang trạng bƣớc đầu còn nhiều khó khăn, đa phần các trang trại theo mô hình kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại nhỏ lẻ.

Số lƣợng trang trại gia tăng qua các năm. Năm 2011 địa bàn huyện Tƣ Nghĩa có 6 trang trại đến nay năm 2015 trên địa bàn huyện đã có 13 trang trại đang hoạt động, sản xuất, chủ yếu tập trung ở các xã cánh Tây nhƣ: Nghĩa Điền, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thuận, Nghĩa Thắng, Nghĩa Lâm. Các trang trại này đầu tƣ theo mô hình chăn nuôi heo, gà, rắn và trồng nấm dƣợc liệu. Bên cạnh đó, các hộ gia đình và cá nhân cũng đã thành lập đƣợc 107 gia trại sản xuất chăn nuôi với doanh thu hơn 100 triệu đồng/gia trại/năm.

Tuy nhiên, các trang trại chƣa có quy hoạch bài bản, chủ yếu là trang trại nuôi heo gia công cho các công ty nƣớc ngoài. Trong quá trình hoạt động, các trang trại gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tƣ, chƣa xử lý triệt để chất thải của gia súc nên chƣa đảm bảo môi trƣờng xung quanh, nhất là vấn đề làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng nhƣ quy trình thủ tục cho cho thuê đất còn nhiều bất cập vƣớng mắc, dẫn đến việc không thể vay thêm vốn từ ngân hàng để phát triển quy mô của trang trại; quy trình cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại chƣa đƣợc quan tâm đẩy mạnh Ngoài ra, các chủ trang trại chƣa có kế hoạch phát triển sản xuất lâu dài, chƣa qua các lớp đào tạo về quản lý kỹ thuật và sản xuất kinh doanh, chƣa tổ chức

hạch toán kinh doanh rõ ràng. Tất cả những nguyên nhân trên đã làm cho mô hình kinh tế trang trại chƣa có điều kiện để phát triển, mở rộng, dẫn đến hiệu quả kinh tế chƣa mang lại nhƣ kỳ vọng.

Nhìn chung kinh tế trang trại đang có xu hƣớng phát triển nhanh về số lƣợng, quy mô và giá trị sản phẩm hàng hóa, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bƣớc hình thành mô hình SXNN hàng hóa, gắn với thị trƣờng tiêu thụ. Hiện nay, tổng số vốn của các doanh nghiệp đã đầu tƣ trang trại trên địa bàn huyện trên 20 tỷ đồng, ƣớc tính doanh thu một năm hơn 95 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 120 lao động tại địa phƣơng.

Xác định kinh tế trang trại là mô hình sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, trong những năm qua, huyện Tƣ Nghĩa đã tổ chức quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc đối với phát triển trang trại và khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.

c. Kinh tế nông hộ

Mô hình kinh tế nông hộ gia tăng qua các năm từ 11.400 nông hộ năm 2011 lên đến 11.756 nông hộ, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các mô hình cơ sở SXNN của huyện Tƣ Nghĩa, theo đó hộ nông dân là chủ thể chính của SXNN trên địa bàn huyện

Tuy nhiên hầu hết các cơ sở kinh tế nông hộ ở huyện Tƣ Nghĩa có quy vừa và nhỏ cả về diện tích sử dụng, vốn và lao động, chủ yếu theo mô hình tự cung tự cấp, chƣa tìm kiếm đƣợc thị trƣờng tiêu thụ ổn định. Việc phát triển loại hình cơ sở SXNN này về lâu dài không thể mang lại hiệu quả nhƣ các mô hình trang trại, HTX do sự thiếu ổn định và hạn chế về quy mô.

Mặc dù nông dân là chủ thể chính của SXNN, GTSX nông nghiệp chủ yếu là do kinh tế hộ tạo ra. Các nông hộ chủ yếu tham gia vào hoạt động trồng trọt, chăn nuôi; một số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản và làm dịch vụ nông

nghiệp… Nhìn chung đã có sự đa dạng trong sản xuất kinh doanh của nông hộ, tuy nhiên hiệu quả và giá trị mang lại chƣa cao,thu nhập của nông hộ còn khiêm tốn so với các mô hình SXNN khác và ở các lĩnh vực khác.

d. Doanh nghiệp nông nghiệp.

Số lƣợng doanh nghiệp nông nghiệp thời gian 2011 – 2015 không thay đổi, số lƣợng còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của huyện. Từ năm 2011 đến năm 2015 có 23 doanh nghiệp nông nghiệp, điều này xuất phát từ tâm lý lo sợ đầu tƣ vào nông nghiệp không mang lại hiệu quả cao, chứa đựng nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, các nguy cơ về dịch bệnh,… sẽ làm cho việc thu hồi vốn chậm, nguồn vốn đầu tƣ dàn trải và khó lƣờng đƣợc các nguy cơ sẽ xảy ra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 62 - 65)