Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 113 - 117)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Một số giải pháp khác

a. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phâm:

Từng bƣớc xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có giá trị sản phẩm cao đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng nội ngoại huyện

Khuyến khích các hộ mở cửa hàng kinh doanh, thu mua hàng hóa nông sản. Quy hoạch và xây dựng các khu giết mổ tập trung ở những điểm tiêu thụ lớn để đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, thuận tiện cho kiểm dịch

Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ cho các loại nông sản, đảm bảo cân bằng cung cầu để chủ động về sản lƣợng nông sản cung cấp cho thị trƣờng

Sự hỗ trợ của chính quyền các cấp để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ;

hạn chế đến mức thấp nhất và tiến tới triệt tiêu sự lũng đoạn của tƣ thƣơng;

Nhà nƣớc có chính sách để bình ổn giá kịp thời; phát triển hệ thống thông tin, dự báo thị trƣờng;

Phát triển cơ sở chế biến gắn với cơ sở SXNN theo quy hoạch sản xuất nguyên liệu

Cần chú trọng vào việc marketing nông sản cho hộ nông dân nhằm đảm bảo nguồn đầu ra ổn định, đa dạng hóa thị trƣờng tiêu thụ nông sản thông qua các biện pháp cụ thể:

Nhanh chóng nghiên cứu và thực hiện qui hoạch vùng sản xuất để phát triển nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đƣa hoạt động sản xuất của nông hộ ra khỏi tình trạng tự phát chạy theo biến động của thị trƣờng.

Tăng cƣờng công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho hộ nông dân theo hƣớng nâng cao chất lƣợng nông sản. Đầu tƣ cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Tổ chức thực hiện các giải pháp matketing đồng bộ bao gồm nâng cao kiến thức và hiểu biết thị trƣờng cua ngƣời dân, xây dựng hệ thống thông tin tƣ vấn thị trƣờng, thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động các hiệp hội nông sản cụ thể… nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, cải thiện chuỗi giá trị theo hƣớng nâng cao thu nhập của nông hộ.

Tạo điều kiện về mặt thể chế và tổ chức nhằm tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hoạt động maketing hợp tác. Thực tế của các nƣớc đang phát triển cho thấy marketing hợp tác đã và đang khẳng định vị trí quan trọng trong điều kiện SXNN qui mô nhỏ và lợi thế cạnh tranh thấp của các nông hộ. Tuy nhiên, ở Việt Nam marketing hợp tác chƣa đƣợc chú trọng nghiên cứu đúng mức để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống marketing nông sản.

b. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nƣớc, mạng lƣới bƣu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, các 24 cơ sở thƣơng mại, dịch vụ, mạng lƣới chợ...

Tập trung các nguồn vốn để đầu tƣ vào phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, góp phần ổn định hoạt đống SXNN trên địa bàn huyện, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí cho nông dân.

Nâng cấp và sữa chữa các hệ thống nƣớc sạch ở Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thọ, Nghĩa Sơn, đầu tƣ xây dựng mới hệ thống nƣớc sạch ở Nghĩa Thƣơng, Nghĩa Mỹ, Nghĩa Điền, thị trấn Sông Vệ.

Kêu gọi doanh nghiệp cùng với chính quyền các cấp ƣu tiên đuầ tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng rau an toàn xã Nghĩa Hiệp, cơ sở hạ tầng lò giết mổ tập trung tại xã Nghĩa Phƣơng, Nghĩa Kỳ

c. Giải pháp về tuyên truyền vận động

Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động cho ngƣời dân hiểu đƣợc các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng về phát triển nông nghiệp.

Nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Động viên ngƣời dân vƣơn lên, phổ biến các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả để ngƣời dân học tập.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện dự án để đạt đƣợc mục tiêu của Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP, UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tuyên truyền về công tác xói đói giảm nghèo để nâng cao nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa của công tác giảm nghèo, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nƣớc, các chủ trƣơng của tỉnh và huyện, các mô hình, cách lam hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo, để tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện các chƣơng trình xói đói giảm nghèo.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn dân hƣởng ứng, tham gia các cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ xã nghèo, giảm nghèo nhanh chóng, động viên khích lệ tính tự chủ của ngƣời dân vƣơn lên thoát nghèo.

d. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư

Tiếp tục thu hút tối đa nguồn lực đầu tƣ xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tập trung và ƣu tiên các nguồn vốn đầu tƣ, phối hợp và lồng ghép các nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn huyện để đầu tƣ xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh nhƣ đƣờng giao thông, các công trình thủy lợi, cơ sở dịch vụ SXNN, trƣờng học, công trình cấp nƣớc sinh hoạt…

+ Trong lĩnh vực trồng trọt: Ƣu tiên triển khai thực hiện kế hoạch dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng; xây dựng cánh đồng lớn, hỗ trợ xây dựng sản xuất rau chuyên canh; kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tăng cƣờng hoạt động tuyên truyền, đào tạo huấn luyện khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân; ƣu tiên đầu tƣ các dự án khuyến nông phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực phục vụ tái cơ cấu.

+ Trong lĩnh vực thủy sản: Tăng đầu tƣ cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thủy sản tập trung, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trƣờng, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản.

+ Trong lĩnh vực chăn nuôi: Ƣu tiên hỗ trợ con giống cho hộ gia đình chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trƣờng chăn nuôi. Hỗ trợ nhập các giống gia súc, gia cầm mới triển vọng, hỗ trợ công tác thụ tinh nhân tạo đối với đàn bò lai. Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung; xây dựng hầm bioga, đệm lót sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng chăn nuôi. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh và vệ sinh thú y.

Tập trung đầu tƣ nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi hiện có, đầu tƣ dứt điểm cho từng hệ thống, nâng cấp, hiện đại hoá công trình đầu mối, kênh mƣơng, thiết bị điều khiển vận hành để phát huy năng lực thiết kế và nâng cao năng lực phục vụ, trong đó ƣu tiên đầu tƣ hệ thống tƣới công nghệ cao.

Tiếp tục đầu tƣ xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, cấp nƣớc tƣới và phục vụ sinh hoạt. Phát triển thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp, sinh hoạt; hỗ trợ về công nghệ, dịch vụ tƣ vấn về các phƣơng pháp tiết kiệm nƣớc; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)