Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1.Đẩy mạnh phát triển các cơ sở sản xuất

Việc đẩy mạnh phát triển các cơ sở SXNN là giải pháp tiên quyết. Các giải pháp cụ thể gồm:

a. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ gia đình

Khuyến khích nông hộ tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, tích tụ đất đai, phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại. Tận dụng thời gian nhàn rỗi tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo… từng bƣớc các nông hộ nhỏ liên kết lại tăng quy mô sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, quản lý kinh tế hộ…

Nâng cao tích lũy và tiết kiệm của kinh tế hộ, tăng cƣờng cung cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ kỹ thuật – khuyến nông cho nông hộ.

Kết hợp tốt giữa sản xuất và chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm hàng hóa của kinh tế nông hộ để có đƣợc sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

Thực hiện phổ biến các mô hình sản xuất có kết quả phù hợp ở 3 vùng cho các hộ để tăng cƣờng SXNN nhƣ mô hình VA, VAC, VACR…

b. Phát triển HTX

Chấn chỉnh lại nhận thức về bản chất, mô hình HTX. Làm rõ lợi ích và lợi thế của HTX sẽ tạo động lực cho xã viên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự giác thành lập HTX.

Phát triển các HTX mới đa dạng trên nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề trên địa bàn xã.

Sáp nhập, hợp nhất các HTX nông nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động kém hiệu quả thành HTX có quy mô lớn để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX kiểu mới trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể.

Hình thành các hình thức hợp tác dƣới dạng hội, hiệp hội ngành nghề để giúp nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng và phát triển mới các loại hình HTX trên địa bàn 2 xã miền núi Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ.

c. Phát triển kinh tế trang trại

Thực hiện quy hoạch chi tiết SXNN đến từng thửa đất ở địa bàn các xã, thị trấn; xác định cụ thể vùng chuyên canh trồng rau, chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, rừng.

Hoàn thiện và cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại.

Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo mô hình nông, lâm, thủy sản kết hợp.

Ƣu tiên phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tổ chức cung cấp thông tin thị trƣờng và khuyến cáo khoa học – kỹ thuật để giúp trang trại định hƣớng sản xuất kinh doanh.

Tăng cƣờng liên kết kinh tế, thành lập các hội nghề nghiệp để trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng khoa học kĩ thuật, quản lý, thông tin thị trƣờng…

Thực hiện chƣơng trình đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các chủ trang trại về thị trƣờng, kỹ thuật kinh doanh, hƣớng dẫn lập kế hoạch sản xuất và lập dự án

Tăng cƣờng đầu tƣ cho vay vốn các dự án trang trại.

d. Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp

Trên cơ sở các doanh nghiệp đang hoạt động cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, phƣơng hƣớng hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tiến hành quy hoạch để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc dành quỹ đất xây dựng các cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp thuê.

Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 96 - 98)