Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực HÀNH CHÍNH CÔNG cấp HUYỆN OUTHUMPHONE tại TỈNH SAVANNAKHET, nƣớc CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 33 - 35)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.3. Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp nguồn nhân lực

Kỹ năng nghề nghiệp là kỹ năng phản ánh sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo trong việc thực hiện các công việc. Sự rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, sẽ giúp con người nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề.

Kỹ năng nghề nghiệp là một dạng năng lực đặc biệt, phản ánh sự hiểu biết về trình độ nghề nghiệp, mức độ tinh xảo, thành thạo, khéo léo; việc lặp đi lặp lại các thao tác một cách thành thạo trở thành kỹ xảo; kỹ năng có được nhờ quá trình giáo dục, đào tạo và sự rèn luyện trong công việc, nó là bội số chung của môi trường giáo dục và môi trường làm việc.

Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp cho họ đó hoàn thành tốt công việc của mình, quy định tính hiệu quả của công việc. Những kỹ năng đó được hoàn thiện qua đào tạo và thực tiễn trong công việc mang lại.

Kỹ năng nghề nghiệp được phân ra 2 loại cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm:

- Kỹ năng cứng là những kỹ năng có được do đào tạo tại trường và tự học, gồm trí tuệ, tính logic, khoa học … đây là loại kỹ năng có nền tảng.

- Kỹ năng mềm là những kỹ năng có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc hoạt động nghề nghiệp, gồm kỹ năng giao tiếp, hoà đồng với tập thể, khả năng thu hút mọi người, khả năng ứng xử, khả năng sáng tạo … đây là loại kỹ năng rất phong phú và không kém phần quan trọng so với kỹ năng cứng.

Người lao động khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào đều phải đáp ứng những kỹ năng mà hoạt động nghề nghiệp đó đòi hỏi, nếu không họ sẽ không thể tồn tại trong môi trường làm việc đó.

Phát triển kỹ năng là nâng cao khả năng chuyên biệt của con người trên nhiều khía cạnh để đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp hiện tại hoặc để trang bị kỹ năng mới cho công việc trong tương lai

Trình độ kỹ năng nghề nghiệp của CBCNV trong cơ quan được tăng dần và nâng lên, khi có sự quan tâm và giải quyết tốt việc lập kế hoạch về quản lý nghề nghiệp. Trình độ nghề nghiệp dược phản ánh thông qua chi tiêu phân bổ lao động theo tiêu thức độ tuổi sử dụng ngành nghề vả cơ cấu sử dụng ngành nghề trong từng độ tuổi.

Hoạt động của con người trong các tổ chức được thực hiện trong 3 lĩnh vực chủ yếu: Làm việc với con người, với các số liệu và với các loại vật dụng. Khi làm việc với con người, kỹ năng nghề nghiệp, sẻ được nâng cao, tăng dần theo hướng: Chỉ dẫn, phục vụ, thay đổi thông tin, kèm cặp, thuyết phục, cố vấn, hướng dẫn, thanh tra, giám sát, đàm phán, cố vấn đặc biệt giàu kinh nghiệm.

Làm việc với các loại dữ liệu, kỹ năng nghề nghiệp, sẽ dần nâng lên theo hướng: So sánh, sao chép, biên soạn, tính toán, phân tích, đổi mới về phối hợp, tổng hợp.

Làm việc với các loại vật dụng, kỹ năng nghề nghiệp, sẽ được tăng lên theo hướng: Bảo quản, trông nom. nuôi dưỡng. điều khiển. kiểm tra. tác

nghiệp hoặc thao tác, thực hiện công việc đòi hỏi mức độ chính xác đặc biệt. Muốn phát triển kỹ năng nghề nghiệp, cần phải thực hiện tốt việc lập kế hoạch nghề và quán lý nghề nghiệp

Kỹ năng là cách thức làm việc qua đó cho thấy năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân, một tổ chức về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó, được sử dụng để giải quyết tình huống hay các công việc phát sinh trong cuộc sống.

Để nâng cao kỹ năng cho người lao động, bên cạnh việc bản thân người lao động phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm, các đơn vị cần phải tổ chức tập huấn, đào tạo cho người lao động nâng cao nhận thức, trình độ, tay nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế.

Các tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp của nguồn nhân lực:

Khả năng hoàn thành, mức độ thành thạo và hoàn thành công việc của người lao động.

Khả năng vận dụng kiến thức vào quá trình làm việc.

Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, ứng xử trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực HÀNH CHÍNH CÔNG cấp HUYỆN OUTHUMPHONE tại TỈNH SAVANNAKHET, nƣớc CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)