Nâng cao nhận thức nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực HÀNH CHÍNH CÔNG cấp HUYỆN OUTHUMPHONE tại TỈNH SAVANNAKHET, nƣớc CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 35 - 36)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.2.4. Nâng cao nhận thức nguồn nhân lực

Nhận thức của người lao động là trình độ phản ánh mức độ sự hiểu biết về chính trị, xã hội và tính tự giác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức của người lao động được coi là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển nguồn nhân lực, vì trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau, dẫn đến kết quả cũng khác nhau.. Vì vậy, nâng cao nhận thức có thể hiểu là một quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, là quá rình nâng cao mức độ hiểu biết về chính trị, văn hóa, xã hội; tính tự giác, sáng tạo; hành vi, thái độ đối với công việc; mối quan hệ cộng đồng và các giao tiếp trong xã hội; tạo ra nguồn lao động mới có đạo đức, phẩm chất tốt để

hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trình độ phát triển nguồn nhân lực.

Trình độ nhận thức của người lao động được biểu hiện rõ nhất ở hành vi, thái độ, tác phong, đạo đức lối sống và cách ứng xử đối với công việc. Từ đó có thể thấy rõ trình độ nhận thức đối với công việc của người lao động là khác nhau, rất phức tạp, khó kiểm soát và nắm bắt được.

Nâng cao trình độ nhận thức có thể hiểu là một quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ nhận thức thông tin đến trình độ nhận thức khoa học …

Vì vậy việc nâng cao trình độ nhận thức cho người lao động là nhiệm vụ quan trọng là công tác phát triển nguồn nhân lực phải quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc của tổ chức.

Tiêu chí để đánh giá trình độ nhận thức của người lao động đối với tổ chức gồm:

- Ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác;

- Có trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, yêu nghề, năng động trong công việc;

Thể hiện trong các mối quan hệ xã hội, thái độ trong giao tiếp, ứng xử trong công việc và cuộc sống

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực HÀNH CHÍNH CÔNG cấp HUYỆN OUTHUMPHONE tại TỈNH SAVANNAKHET, nƣớc CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)