6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.3. Thực trạng kỹ năng nghề nghiệp nguồn nhân lực hành chính
công của Huyện
Mặc dù trình độ chuyên môn theo văn bằng của cán bộ, công chức được đào tạo trình độ từ trung cấp đến đại học là khá cao, nhưng khi xem xét về độ tuổi và năng lực chung so với yêu cầu của công việc lại cho thấy tuổi trung bình của đội ngũ này hiện cũng khá cao và phân bố không hợp lý giữa các nhóm tuổi. Cán bộ, công chức giữ vị trí lãnh đạo (Trưởng, Phó trưởng phòng trở lên) độ tuổi khá cao. Tuy nhiên, quá trình tuyển dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC đang dần chặt chẽ, kỹ lưỡng; Số công chức tuyển dụng mới được đào tạo bài bản và ngày càng được trẻ hoá. So với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cơ cấu tuổi đời của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC của Huyện vẫn cần phải thay đổi theo hướng thu hút
được nhiều lực lượng trẻ (tuổi dưới 30), được đào tạo cơ bản, có năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Đối với một số cán bộ, công chức HCNN của Huyện, mặc dù có thâm niên công tác cao nhưng còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong công tác QLNN. Điều này do thực tế khách quan là nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực khu vực HCC mới bắt đầu làm quen với các kiến thức nên chưa tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Mặt khác, các kiến thức quản lý, thực tiễn quản lý chưa được đúc kết thành các bài học kinh nghiệm cho đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC học tập, tiếp thu.
Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC Huyện đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Thực tế cho thấy không phải bất cứ cán bộ, công chức nào được đào tạo cũng có khả năng thực hiện tốt công việc được giao. Kỹ năng nghề nghiệp là một trong những thiếu hụt lớn nhất hiện nay của đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC Huyện . Sự yếu kém về kỹ năng nghề nghiệp thể hiện khá rõ nét ở cả cấp Huyện, xã. Việc học tập lấy chứng chỉ để hợp lý hoá theo tiêu chuẩn chức danh đã làm cho đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC Huyện học khá nhiều nhưng vẫn thiếu kỹ năng cần thiết để thực thi công vụ. Điều này làm cho nguồn nhân lực thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác, hiệu quả công việc không cao. Lý do của sự thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng quản lý chủ yếu là thiếu kỹ năng, phương pháp làm việc, khả năng tư duy độc lập hạn chế, ít được tham gia các khoá đào tạo về hành chính nhà nước, kết quả là khi triển khai thực thi công vụ, nhiều cán bộ, công chức còn lúng túng.
Nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ CBCC được thể hiện qua thực trạng số CBCC được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức Quản lý Nhà nước, Tin học và Ngoại ngữ. Bởi vì, ngoài trình độ chuyên môn được đào tạo và tích luỹ
trong quá trình công tác, CBCC còn phải thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước thì việc trang bị kiến thức QLNN là rất quan trọng. Dưới đây là kết quả đạt được:
Bảng 2.6. Công tác đào tạo, nâng cao nghề nghiệp chuyên môn cho cán bộ công chức hành chính huyện Outhumphone
ĐVT: Người
Công tác đào tạo, bồi dưỡng Năm Tổng số 2012 2013 2014 2015 2016
Bồi dưỡng kiến thức QLNN 8 11 15 17 21 72 Tin học 11 10 15 12 16 64 Ngoại ngữ 13 17 16 22 21 89
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Nội vụ qua các năm)
Nhìn chung, tỷ lệ thành thạo ngoại ngữ, tin học, phương pháp quản lý nhà nước và một số kỹ năng khác còn ở mức thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghiên cứu, tổng hợp, soạn thảo văn bản, giải quyết vấn đề, giao tiếp ứng xử …. dẫn đến năng lực thực thi công vụ, năng lực quản lý vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công việc. Quá trình ra quyết định trong các cơ quan QLNN của Huyện còn mất nhiều thời gian, nhiều văn bản pháp quy không có hiệu lực hoặc chồng chéo, trùng lặp; nghiệp vụ kỹ thuật hành chính còn lạc hậu, nhiều cán bộ, công chức không hiểu rõ vị trí, vai trò, nhiệm vụ và các mối quan hệ phải thực hiện trong công việc, cũng như không hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đang công tác.