Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực HÀNH CHÍNH CÔNG cấp HUYỆN OUTHUMPHONE tại TỈNH SAVANNAKHET, nƣớc CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 93 - 97)

6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3.2.3. Nâng cao kỹ năng của nguồn nhân lực

Thường xuyên tăng cường kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức. Đồng thời phải tăng cường kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống và các kỹ năng văn phòng như soạn thảo văn bản hành chính, tin học, ngoại ngữ.... Bản thân mỗi cán bộ, công chức phải thường xuyên rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn để giúp bản thân nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phải được thực hiện liên tục, đảm bảo tính chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu đổi mới.

Giải pháp hoàn thiện nội dung các chương trình đào tạo kỹ năng như sau:

-Đối với chương trình đào tạo cho cấp quản lý:

Một số nội dung cần được bổ sung trong thời gian đến như sau: đào tạo kỹ năng lãnh đạo và thuyết trình; đào tạo quản trị chiến lược… Dự kiến như bảng 3.2

Bảng 3.2. Các chương trình đào tạo cho cấp quản lý

Chương trình Nội dung Đối tượng Số lượng Nguồn giáo viên Năng lực lãnh đạo

Quản trị chiến lược

- Lãnh đạo, Trưởng phó các phòng ban - Lãnh đạo các đơn vị 50 người Các trường đại học kinh tế, kỹ thuật Quản trị tài chính Quản trị nhân sự Kỹ năng lãnh đạo Kỹ năng lãnh đạo 50 người Kỹ năng đàm phán và

giải quyết xung đột Kỹ năng thuyết trình Các kỹ năng nhân sự Tuyển dụng nhân sự 30 người Đào tạo nhân sự

Văn hóa Huyện

- Bổ sung trình độ tiếng Anh cho cấp quản lý, nhân viên tại Huyện

Thông thạo ngoại ngữ đang dần trở thành một kỹ năng không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập hiện nay. Vì vậy để nhân viên có điều kiện làm việc tốt, giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Huyện nên tổ chức các lớp tiếng Anh cho nhân viên như bảng 3.3.

Bảng 3.3. Các chương trình đào tạo tiếng Anh3

Mục tiêu Nội dung Đối tượng Số lượng, thời gian - Tăng cường và

trau dồi kỹ năng sử dụng ngoại

Tiếng Anh cơ bản và nâng cao - Lãnh đạo Huyện, lãnh đạo các phòng - Số lượng: 30 người/lớp - Thời gian:

Mục tiêu Nội dung Đối tượng Số lượng, thời gian ngữ cho cán bộ lãnh đạo và quản lý - Trang bị vốn từ vựng kỹ thuật trong các lĩnh vực của Huyện

Tiếng Anh kinh doanh ban, lãnh đạo các đơn vị - Nhân viên các phòng ban 3tháng/2 lớp/1 năm Tiếng Anh chuyên ngành

Bên cạnh những yêu cầu về trình độ chuyên môn, đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC đang đứng trước những khó khăn rất lớn về kỹ năng thực thi công vụ. Vì vậy việc cần thiết là xác định những kỹ năng cần được đào tạo đối với đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC.

Bảng 3.4. Những kỹ năng cần được đào tạo đối với nguồn nhân lực khu vực HCC

STT Kỹ năng cần được đào tạo 1 Kỹ năng ra quyết định

2 Kỹ năng thuyết trình

3 Kỹ năng lãnh đạo

4 Kỹ năng sử dụng máy tính 5 Kỹ năng ngoại ngữ

6 Kỹ năng giải quyết vấn đề

7 Kỹ năng soạn thảo văn bản

8 Kỹ năng tổ chức cuộc họp

9 Kỹ năng làm việc theo nhóm

Qua kết quả nghiên cứu chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC của Huyện, bản thân đưa ra nhận xét, đánh giá mức độ quan trọng của các kỹ năng theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

Bảng 3.5. Tầm quan trọng của các kỹ năng

Kỹ năng tư duy chiến Kỹ năng quan hệ Kỹ năng chuyên môn

lược kỹ thuật

1. Tổng hợp và tư duy 1. Quan hệ giao tiếp 1. Dự tính lập kế hoạch chiến lược 2. Sắp xếp công việc 2. Ra quyết định

2. Dự tính lập kế hoạch 3. Khả năng thuyết 3. Sử dụng máy tính trình

4. Ngoại ngữ

Như vậy, nhóm kỹ năng tư duy chiến lược được đánh giá là nhóm kỹ năng quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực khu vực HCC ở ngạch cao. Nhóm kỹ năng quan trọng thứ hai là nhóm kỹ năng quan hệ bởi trong công việc của người công chức nhất thiết phải có sự giao tiếp với nhiều người, nhiều đối tượng nên kỹ năng quan hệ được đánh giá quan trọng thứ hai. Nhóm kỹ năng thứ ba là nhóm kỹ năng chuyên môn kỹ thuật. Trong mỗi nhóm kỹ năng, từng kỹ năng cũng được xếp theo thứ tự ưu tiên; trong nhóm kỹ năng tư duy chiến lược thì kỹ năng tổng hợp và tư duy chiến lược được đánh giá là quan trọng nhất; trong nhóm kỹ năng quan hệ thì kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất; trong nhóm kỹ năng chuyên môn kỹ thuật thì kỹ năng dự tính lập kế hoạch là quan trọng nhất. Việc nhận thức tầm quan trọng của các kỹ năng như vây có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực khu vực HCC của Huyện.

Hiện nay, phổ biến ở Huyện là hiện tượng chậm chễ hoặc không giải quyết thoả đáng về các vấn đề bức xúc trong cơ quan QLNN, mà việc quy

trách nhiệm thuộc về ai lại rất khó xác định; nghiệp vụ kỹ thuật hành chính còn lạc hậu. Do đó cần xây dựng chế độ công vụ với nội dung sau:

- Hình thành thể chế công vụ bằng cách ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động công vụ, nhằm xây dựng nền công vụ hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập.

- Cải cách chế độ công vụ mang tính dân chủ, công bằng, khuyến khích phát triển tài năng bằng hệ thống ngạch bậc và lương bổng hợp lý.

- Cần thay thế hẳn phương thức quản lý chủ yếu bằng kinh nghiệm chủ nghĩa bằng phương thức quản lý mới thật dân chủ, theo pháp luật, khoa học, công bằng, hiệu quả (định tính, định lượng rõ ràng các tiêu chí hoàn thành công tác đến từng cá nhân công chức).

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực HÀNH CHÍNH CÔNG cấp HUYỆN OUTHUMPHONE tại TỈNH SAVANNAKHET, nƣớc CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)