Gia tăng các yếu tố nguồn lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Gia tăng các yếu tố nguồn lực

Các nguồn lực trong nông nghiệp gồm lao động, đất đai, vốn, khoa học và công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật... Quy mô về số lƣợng, chất lƣợng các nguồn lực đƣợc huy động có tính quyết định đến tốc độ tăng trƣởng và phát triển nông nghiệp.

Khi gia tăng quy mô các nguồn lực nhƣ vốn, lao động... nông nghiệp sẽ tăng trƣởng theo chiều rộng. Nếu muốn đƣa nông nghiệp tăng trƣởng theo chiều sâu thì phải nâng cao chất lƣợng của việc sử dụng vốn và lao động. Bên cạnh đó không ngừng áp dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp.

- Gia tăng các yếu tố nguồn lực gồm : + Lao động trong nông nghiệp.

+ Đất đai sử dụng trong nông nghiệp. + Vốn trong nông nghiệp.

+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp. + Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp.

a. Lao động trong nông nghiệp

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động SXNN, bao gồm số lƣợng và chất lƣợng của ngƣời lao động. Về số lƣợng, gồm những ngƣời trong độ tuổi và những ngƣời trên và dƣới độ tuổi tham gia hoạt động SXNN. Về chất lƣợng, gồm thể lực, trí lực, cụ thể là sức khỏe, trình độ nhận thức, chính trị, văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề.

Đặc điểm của lao động nông nghiệp có tính thời vụ cao và là thứ lao động tất yếu, xu hƣớng có tính quy luật không ngừng thu hẹp về số lƣợng và đƣợc chuyển một bộ phận sang các ngành khác, trƣớc hết là công nghiệp với những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa và kỹ thuật. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp có số lƣợng lớn và chiếm

21

tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hƣớng giảm xuống cả tƣơng đối và tuyệt đối [32, tr.106-107].

Nông nghiệp phát triển chủ yếu dựa vào thực hiện thâm canh, cần phải đầu tƣ thêm lao động quá khứ và lao động sống trên một đơn vị diện tích ruộng đất hợp lý. Từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi để sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn nhân lực trong nông nghiệp, khai hoang và tăng vụ để mở rộng thêm diện tích trồng trọt, nâng cao trình độ đảm bảo ruộng đất, mở rộng phạm vi hoạt động tạo điều kiện sử dụng lao động tốt hơn. Nhiệm vụ của nền nông nghiệp là phải phát triển mạnh cả chăn nuôi và trồng trọt, nhƣng tốc độ phát triển ngành chăn nuôi phải nhanh hơn tốc độ phát triển ngành trồng trọt nên cho phép thu hút một bộ phận lao động đáng kể ở nông thôn, giải quyết công ăn việc làm ngày càng nhiều, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn. Đối với địa bàn vùng núi phân phối sức lao động nông nghiệp sang phát triển nghề rừng, trồng rừng và tu bổ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng làm nguyên liệu và cung cấp cho xuất khẩu có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông lâm nghiệp. Phát triển công nghiệp nông thôn gồm tiểu thủ công nghiệp và phát triển dịch vụ nông thôn có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn lực, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống ngƣời lao động ở nông thôn.

Chất lƣợng lao động nông nghiệp tăng lên khi nâng cao trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, trình độ nghiệp vụ của ngƣời lao động. Để thực hiện biện pháp này cần phải cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và có sự hoạt động của thị trƣờng lao động. Công tác thông tin thị trƣờng cần tăng cƣờng kết nối giữa doanh nghiệp, lao động và các cơ quan quản lý; sự hình thành thị trƣờng sức lao động trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần cần đƣợc sự hƣớng dẫn và bảo vệ của Nhà nƣớc và pháp luật; mở rộng hệ thống các trung

22

tâm đào tạo và hình thành, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm; hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, chƣơng trình giáo dục cho tất cả ngƣời lao động để tạo ra mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa giáo dục, đào tạo và nhu cầu của thị trƣờng lao động...

- Các chỉ tiêu về nguồn lực lao động

+ Quy mô về cơ cấu dân số.

+ Quy mô và cơ cấu nguồn lao động.

+ Trình độ học vấn theo bậc học phổ thông và đào tạo nghề. + Mức thu nhập chi tiêu tính trên hộ, nhân khẩu.

b. Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp

Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn và đào thải khỏi quá trình sản xuất. Nếu sử dụng hợp lý thì ruộng đất có chất lƣợng ngày càng tốt hơn, cho nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác.

Đất đai đƣợc sử dụng trong nông nghiệp (ruộng đất) tăng lên theo hƣớng tập trung theo yêu cầu phát triển của sản xuất hàng hóa và phát triển nông nghiệp. Tập trung ruộng đất là việc sát nhập hoặc hợp nhất ruộng đất của những chủ sở hữu khác nhau vào một chủ sở hữu mới hoặc hình thành một chủ sở hữu mới có quy mô ruộng đất lớn hơn. Tập trung ruộng đất diễn ra theo hai con đƣờng: một là, hợp nhất ruộng đất của các chủ sở hữu cá biệt nhỏ hơn thành một chủ sở hữu cá biệt khác lớn hơn; hai là con đƣờng sáp nhập ruộng đất của các chủ sở hữu nhỏ cá biệt cho một chủ sở hữu cá biệt để tạo ra quy mô lớn hơn [32, tr.98-99]. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sự dịch chuyển cơ cấu sản xuất theo hƣớng hiện đại sẽ làm tăng chỉ tiêu đất đai bình quân một nhân khẩu hay một lao động.

- Tiêu chí đánh giá nguồn lực đất đai:

+ Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.

23

+ Quy mô đất đai/ hộ.

+ Giá trị sản xuất và thu nhập tính trên mỗi đơn vị đất đai.

c. Vốn trong nông nghiệp

Vốn trong nông nghiệp đƣợc biểu hiện bằng tiền của tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào quá trình SXNN. Theo nghĩa rộng, ruộng đất, cơ sở hạ tầng... là các loại vốn trong SXNN. Vốn trọng nông nghiệp có thể đƣợc chia theo hình thái luân chuyển, hình thái biểu hiện, mục đích sử dụng hay theo sở hữu. Nhu cầu vốn và sử dụng vốn trong nông nghiệp mang tính thời vụ cao và đầu ra sản phẩm mang tính rủi ro, có thể không còn vốn cho SXNN khi thiên tai, dịch bệnh... xảy ra. Nên các biện pháp tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong nông nghiệp sẽ rất có ý nghĩa, góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

d. Cơ sở vật chất kỹ thuật – nông nghiệp

Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp gồm: công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ SXNN (giao thông, thủy lợi), hệ thống dịch vụ trồng trọt và chăn nuôi... Để có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho PTNN trong giai đoạn trƣớc mắt và tƣơng lai cần phải thực hiện những nội dung sau:

- Thủy lợi phát triển và hoàn chỉnh hệ đồng bộ theo quy hoạch, nâng cao diện tích chủ động tƣới tiêu, tiến tới tƣới tiêu theo yêu cầu phát triển của các loại cây trồng, trƣớc hết đối với những vùng có trình độ chuyên môn hóa cao. Đi liền với thủy lợi phải thực hiện tốt công tác dự báo khí tƣợng, thủy văn, thực hiện phòng chống lụt bão có hiệu quả.

- Phát triển hệ thống giao thông gồm hệ thống giao thông nông thôn và giao thông nội đồng đáp ứng yêu cầu phát triển của cơ giới hóa và vận chuyển hàng hóa.

24

nuôi ngày càng hoàn thiện và từng bƣớc ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Công tác khuyến nông phải thực hiện tốt để chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới cho ngƣời sản xuất.

- Coi trọng công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm thu hoạch để nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm.

- Phân bón, yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng, nên đẩy mạnh sản xuất phân bón, nhất là phân hữu cơ, phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý phân bón.

- Các biện pháp kỹ thuật thâm canh phải đƣợc thực hiện đồng bộ, chú ý biện pháp thủy lợi, giống, phân bón, đảm bảo về mặt số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.

e. Khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Công nghệ theo nghĩa chung nhất là tập hợp những hiểu biết về các phƣơng thức và phƣơng pháp hƣớng vào cải tạo tự nhiên, phục vụ nhu cầu con ngƣời. Từ quá trình nghiên cứu công nghệ, nhằm phục vụ việc quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ và thúc đẩy toàn diên các hoạt động công nghệ, ngƣời ta chia công nghệ thành hai phần là “phần cứng” và “phần mềm”. Nhờ những kiến thức về nông học, chăn nuôi mà những công nghệ tiên tiến nhƣ thủy lợi hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa đƣợc áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất, chế biến... làm cho nông nghiệp ngày càng phát triển và phục vụ con ngƣời tốt hơn. Đối với các nƣớc có nền nông nghiệp lạc hậu, quá trình đổi mới công nghệ trong nông nghiệp cần kết hợp cả yếu tố truyền thống và hiện đại để khai thác hiệu quả các nguồn lực kinh tế khác trong nông nghiệp.

g. Tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực

+ Diện tích đất và tình hình sử dụng diện tích đất. + Lao động và chất lƣợng lao động qua các năm.

25

+ Tổng số vốn đầu tƣ và mức đầu tƣ trên diện tích.

+ Số lƣợng và giá trị của các cơ sở vật chất trong nông nghiệp qua các năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)