Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 44 - 49)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

a.Vị trí địa lý

Huyện Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam kỳ 120 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Đắc Ốc - Đắc Tà Ọc 70 km về phía Đông. Phía Bắc giáp huyện Đông Giang và Tây Giang, phía tây giáp Lào, phía nam giáp huyện Phƣớc Sơn, phía đông giáp huyện Đại Lộc và Quế Sơn.

b. Địa hình

Nằm trong khu vực địa hình của dãy Trƣờng Sơn, Nam Giang có địa hình đồi núi rất phức tạp, độ dốc lớn, mức độ chia cắt mạnh, hƣớng thấp dần từ Tây sang Đông, có thể chia ra 3 dạng địa hình chính:

Địa hình núi cao: phân bố tập trung khu vực phía Tây dọc theo biên giới Việt-Lào và phía Tây Nam của huyện. Độ cao trung bình trên 1.000m.

Địa hình đồi núi thấp: phân bố khu vực trung tâm kéo dài về phía Đông, độ cao trung bình 300-700m; hƣớng thấp dần từ Tây sang Đông.

Địa hình tƣơng đối bằng phẳng: là các thung lũng ven chân núi hoặc vùng đất bằng ven sông suối, chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác, tập trung nhiều ở khu vực Thạnh Mỹ, Cà Dy, Chà Vàl.

Nhìn chung địa hình trên địa bàn huyện nhiều đồi núi hiểm trở, mức độ chia cắt mạnh, khó khăn trong việc bố trí sản xuất, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí các khu dân cƣ tập trung và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ

36

thuật vào sản xuất, đất đai dễ bị bào mòn, rửa trôi.

c. Khí hậu

Khí hậu khu vực Nam Giang mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng nam Hải Vân, nóng ẩm mƣa nhiều; có 2 mùa rõ rệt đó là mùa nắng và mùa mƣa; mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, lƣợng mƣa lớn tập trung tháng 10,11.

Nhiệt độ trung bình năm của huyện dao động trong khoảng 210C đến 250C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 340C đến 360

C, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 100C đến 120

C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm là 8 - 90

C.

Số giờ nắng các tháng trong năm dao động trong khoảng 1.400 giờ đến 1.800 giờ, trung bình 5-6 giờ/ngày; lƣợng bốc hơi trung bình khoảng 800 mm. Số ngày mƣa các tháng trong năm dao động trong khoảng 200 đến 230 ngày.

Lƣợng mƣa bình quân hằng năm là 2.650mm, 80% vào mƣa lũ với ngày mƣa trung bình trong năm 189 ngày, các tháng mƣa lớn trong năm là tháng 10 và tháng 11. Độ ẩm không khí trung bình hằng năm 86,5%, độ ẩm cao nhất 97%, độ ẩm thấp nhất 50%. Hƣớng gió chính là Đông-Bắc và gió nóng khô Tây-Nam. Sƣơng mù: xuất hiện nhiều từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Tóm lại, khí hậu huyện Nam Giang mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ ẩm lớn, nền nhiệt cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh trƣởng và phát triển nhiều cây trồng cũng nhƣ con vật nuôi. Bên cạnh đó, khí hậu cũng mang lại không ít những khó khăn dolƣợng mƣa tập trung vào một số tháng trong năm từ tháng 9 đến tháng 11 với lƣợng mƣa lớn nên gây sạt lở, lũ quét, ngập úng ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Mùa khô kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mƣa ít và chịu ảnh hƣởng gió tây gây khô hạn kéo dài.

37

d. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Tài nguyên đất rất có ý nghĩa trong phát triển nông nghiệp bởi vì đây là cơ sở để bố trí các loại cây trồng vật nuôi sao cho phù hợp với từng loại đất. Hiện trên địa bàn huyện có 14 loại đất ( Xem thêm Phụ lục 1), trong đó bao gồm các loại đất sau:

- Đất phù sa đƣợc hình thành do sự bồi tụ của các sông, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình, đƣợc phân bố ở những khu vực bằng phẳng với tổng diện tích khoảng 589 ha. Loại đất này tuy chiếm diện tích nhỏ nhƣng có ý nghĩa rất quan trọng vì thích hợp cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là phát triển các loại cây lƣơng thực, thực phẩm.

- Đất đỏ vàng trên đá sắt có diện tích 70.078,87 ha chiếm 38,6 % tổng diện tích của huyện, hiện trạng đa phần là đất đồi chƣa sử dụng và một ít là rừng tự nhiên. Đây là nhóm đất đƣợc phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá macma ba zơ và trung tính, đá vôi…. Phân bố ở địa hình tƣơng đối cao. Đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng trung bình thấp, thoát nƣớc tốt. Nhóm này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, nông lâm kết hợp.

- Đất vàng nhạt trên cát đƣợc phát triển trên nhiều loại đá mẹ khác nhau: granit, macma a xit, trầm tích và biến chất…Đá phong hóa yếu có nhiều mảnh vụn nguyên sinh, trên cùng là lớp thảm mục hoặc mùn khô than bùn trên núi. Diện tích 34.342,57 ha, chiếm 18,7% diện tích. Tập trung ở vùng thị trấn Thạnh Mỹ, xã Cà Dy. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, tầng dày > 100 cm, có nhiều đá lẫn, đá lộ đầu, tỷ lệ mùn cao nhƣng phân giải chậm, hàm lƣợng lân, kali nghèo. Nhìn chung đây là nhóm đất tốt có khả năng trồng đƣợc cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày…..Đất đang sử dung hầu hết cho cây lâm nghiệp và rừng phòng hộ.

38

tổng diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nhẹ, tỷ lệ đá lẫn từ 30-50%. Đất có độ kết cấu rời rạc, cấp hạt sét <30%, tầng dày >10cm. Đây là loại đất có tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, phát triển nông lâm kết hợp.

- Đất mùn vàng nhạt trên đá Granit có diện tích 8.065,88 ha, chiếm 4,39% tổng diện tích. Phân bố hầu hết các vùng phía nam xã Đắc pree. Đất có thành phần cơ giới các pha, tầng đất mỏng.

- Đất xám trên cát, đá a xit có diện tích 3.500,88 ha chiếm 1,91% tổng diện tích. Phân bố tập trung ở 2 xã Đắc pring và La Dêê. Đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, cát pha, tầng đất dầy > 30cm, nghèo mùn.

Ngoài ra còn có các nhóm đất khác diện tích không lớn, phân bố chủ yếu ở các khu vực sản xuất nông nghiệp, tầng đất dày, thoát nƣớc tốt, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trong đất từ trung bình đến khá, thích hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày nhƣ: đất đen cacbonat (93,7 ha), đất đen trên sản phẩm hội tụ cacbonat (121,1 ha), đất nâu tím trên sản phẩm phiếm thạch tím (168,75 ha), đất nâu đỏ trên đá vôi (710,3 ha), đất mùn đỏ vàng trên sét và biến chất (1.178,3 ha), đất dốc tụ và đất mòn trơ sỏi đá (60 ha).

Nhìn chung tài nguyên đất của huyện khá đa dạng thích hợp với nhiều loài cây trồng,trong đó có đất phù sa sông suối, đất dốc tụ, đất đen...là những loại đất có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, thích hợp cho phát triển các loại cây hàng năm, cây lâu năm và một số loại cây trồng nông nghiệp khác. Song tính chất không đồng đều làm cho sự canh tác phân tán, manh mún, điều kiện cơ giới hóa, thủy lợi gặp khó khăn.

* Tài nguyên nước

Gồm có nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm.

39

chính nhƣ sông Bung, sông Cái, sông Thanh, sông Đắc Pring, sông A mó và hệ thống khe suối nhƣ Khe Dung, Khe Rọm, Hà Ra, khe Điêng, khe C5, khe 3 Trang; khe Vinh, khe Chà Vàl...Hiện nay chất lƣợng nguồn nƣớc mặt bị suy giảm dần do việc khai thác vàng trái phép đã thải các chất độc hại nhƣ cyanua, thủy ngân và việc sử dụng thuốc nổ đã làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái khu vực thƣợng nguồn.

Nguồn nƣớc ngầm: mực nƣớc ngầm của các khu vực trong huyện khá cao, qua khảo sát các giếng đào của dân cho thấy mực nƣớc ngầm có độ sâu từ 7 - 12 m. Vì vậy việc khai thác nguồn nƣớc ngầm cho sinh hoạt gặp nhều khó khăn.

Nhìn chung huyện Nam Giang có nguồn nƣớc dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho khai thác nƣớc phục vụ sản xuất. Hệ thống sông suối có độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác nên có tiềm năng phát triển thủy lợi, thủy điện. Tuy nhiên các khúc sông chảy qua huyện có độ dốc lớn, chiều dài của sông ngắn, lƣu lƣợng nƣớc trên các sông suối không ổn định cộng thêm lƣợng mƣa phân bố khôn đều trong năm, mùa mƣa nƣớc dâng cao nhanh chảy xiết nhƣng mùa khô lại cạn kiệt nhanh gây ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cƣ.

* Tài nguyên rừng

Là huyện miền núi nằm ở phía tây Nam tỉnh Quảng Nam, Nam Giang có diện tích rừng tƣơng đối lớn và chất lƣợng cao. Hiện nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 148.068,17 ha, chiếm 80,7% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó có 89.486,17 ha rừng tự nhiên, với trữ lƣợng gỗ khoảng 10 triệu m3 và 20 triệu cây tre nứa. Còn lại là diện tích rừng trồng với các loại cây chính nhƣ: chò, xoan đào, lim xanh trồng hỗn giao với keo, bạch đàn ở những vùng đất trống đồi trọc, trữ lƣợng gỗ trung bình khoảng 69m3/ha.

40

cây to, chiều cao trên 20m nhƣ chò, xoan đào, lim xanh; tầng dƣới tán: cây thấp nhỏ hơn 10 - 20m nhƣ thành ngạnh, nhọ nồi…; tầng cây bụi: gồm những cây thuộc họ trúc đào, họ cam…

Tài nguyên rừng ở Nam Giang có giá trị rất to lớn kể cả về giá trị kinh tế cũng nhƣ giá trị xã hội. Tuy nhiên do thiếu việc làm và hiểu biết nên một bộ phần ngƣời dân đã đốt rừng làm nƣơng rẫy đồng thời tiếp tay cho lâm tặc phá rừng, khiến cho diện tích rừng ở Nam Giang giảm đi đáng kể. Nam Giang trở thành điểm nóng của cả tỉnh Quảng Nam trong việc khai thác lâm sản trái phép. Trong khi đó công tác xử lý các đối tƣợng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép chƣa nghiêm ngặt và triệt để, chƣa điều tra làm rõ những kẻ chủ mƣu, đầu nậu nên tình trạng này chƣa giải quyết triệt để.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)