Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 99 - 108)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Tăng cƣờng các nguồn lực trong nông nghiệp

a.Về đất đai

Huyện Nam Giang có tổng quỹ đất khá rộng lớn mà phần lớn là đất nông lâm nghiệp, do vậy nhu cầu đất đai đáp ứng cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng đƣợc đảm bảo, tuy nhiên vẫn có phần hạn chế do địa hình đồi núi nhiều và bị chia cắt mạnh bởi các sông suối. Trong việc chuyển đổi cơ cấu đất đai phục vụ cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng cần phải đƣợc cân nhắc tính toán và sử dụng hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi cơ cấu đất chuyên trồng lúa nƣớc.

Hiện tại, huyện Nam Giang có đất SXNN manh mún, nhỏ lẻ, nên cần phải có quá trình “dồn điền đổi thửa”, tập trung, tích tụ ruộng đất để đảm bảo quy mô, tăng nguồn lực sản xuất cho các đơn vị sản xuất. Quá trình tích tụ đất đai phù hợp với quy luật của thị trƣờng, đáp ứng đƣợc quyền lợi của ngƣời sở hữu và ngƣời sản xuất trên cơ sở chuyển nhƣợng, cho thuê, hoặc thông qua việc thành lập các trang trại. Tập trung tích tụ ruộng đất mới thực hiện đƣợc sản xuất lớn, tạo điều kiện cơ giới hóa, tăng cƣờng thủy lợi hóa, điện khí hóa, sinh học hóa, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm... Đồng thời cần tiếp tục thực hiện tốt các nội dung sau:

- Xây dựng, điều chỉnh phù hợp quy hoạch chi tiết sử dụng đất kết hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới đến địa bàn từng xã để khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai có kế hoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý trên từng khu vực, thửa đất.

91

- Khai thác tiềm năng đất đai theo đặc thù tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng khu vực nhằm đạt hiệu quả phát triển cao nhất. Ƣu tiên các dự án đầu tƣ có khai thác đất chƣa sử dụng vào sử dụng. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo từng vùng trọng điểm của huyện nhằm tạo ra sản phẩm mang tính hàng hoá cao. Đối với các vùng lúa có năng suất cao cần hạn chế và có kế hoạch chuyển đổi phù hợp.

- Trƣớc hết ƣu tiên quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình văn hoá, phúc lợi xã hội. Đối với các dự án cho mục đích sản xuất kinh doanh, phát triển dân cƣ, dịch vụ...có thiệt hại nhiều về đất sản xuất nông nghiệp đặt biệt là đất lúa cần cân nhắc và điều chỉnh từng giai đoạn cho phù hợp với tình hình thực tế đầu tƣ.

- Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất nông nghiệp và đất có khả năng SXNN; tránh tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích và sản xuất không đúng quy hoạch; hạn chế chuyển mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất lƣơng thực sang đất ở, đất công nghiệp; khắc phục tình trạng “dự án treo” để bảo vệ quỹ đất nông nghiệp...

- Nâng cao hệ số sử dụng đất cũng nhƣ tăng năng suất của ruộng đất. Tăng cƣờng công tác cải tạo và khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất SXNN ở từng vùng, từng xã.

- Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác với bảo vệ, bồi dƣỡng và cải tạo ruộng đất (các mô hình nông lâm kết hợp, trồng rừng phủ xanh đồi trọc…)

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đƣợc Nhà nƣớc giao quyền sử dụng đất có quy mô lớn chuyển sang sản xuất theo quy mô trang trại.

92

b. Về lao động trong nông nghiệp

Cơ cấu lao động của các ngành cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ do nhu cầu phát triển của từng ngành cũng khác nhau, lao động ngành nông nghiệp có xu hƣớng giảm dần, mà thay vào đó là lao động ngành công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ, là điều kiện tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Nam Giang cũng nhƣ xu thế chung của tỉnh Quảng Nam và cả nƣớc.

Bảng 3.1: Dự báo về lao động theo ngành đến năm 2020

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2020

I Số lao động theo ngành ngƣời 23.682

1 Công nghiệp, xây dựng ngƣời 3.552 2 Nông, lâm, thủy sản ngƣời 14.209 3 Thƣơng mại - dịch vụ ngƣời 5.920

II Cơ cấu lao động theo ngành % 100

1 Công nghiệp, xây dựng % 15

2 Nông, lâm, thủy sản % 60

3 Thƣơng mại - dịch vụ % 25

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch huyện Nam Giang )

Hiện nay, ở huyện Nam Giang, do còn nhiều khó khăn về đời sống kinh tế nên việc tiếp cận thông tin, cập nhật kiến thức, học tập, nâng cao tay nghề, kỹ thuật sản xuất, kỹ năng lao động của ngƣời dân nông thôn còn nhiều hạn chế, nhất là trình độ dân trí, một thách thức không nhỏ đối với các xã miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa, làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng lao động nông nghiệp. Do đó cần thiết phải tích cực thực hiện tốt hơn nữa chính sách về giáo dục, đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực sản xuất nông nghiệp của huyện, với một số giải pháp sau:

93

- Thực hiện đúng lộ trình và giữ vững việc phổ cập giáo dục các cấp, nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu của ngƣời dân, tăng cƣờng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu SXNN, tạo ra nhiều việc làm có thu nhập ở địa phƣơng để thu hút lực lƣợng lao động trẻ, khỏe ở lại sinh sống, làm ăn góp phần nâng cao chất lƣợng nhân lực lao động nông nghiệp, nông thôn.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó cần quan tâm đào tạo nghề cho ngƣời có công cách mạng, ngƣời dân tộc thiểu số, ngƣời thuộc diện hộ nghèo, ngƣời tàn tật, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Đào tạo các ngành nghề: quản lý trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác; sản xuất và chế biến lƣơng thực...Đào tạo nghề ngắn hạn tại nông thôn: trang bị các kiến thức và kỹ năng lao động cho ngƣời lao động, đặc biệt là chuyển giao công nghệ sinh học trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trại, các hộ nông dân, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT. Thực hiện đào tạo bằng nhiều hình thức nhƣ lớp tại địa phƣơng, tham quan, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… với sự tổ chức, hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Hội Nông dân… Khuyến khích chủ trang trại, nông dân, ngƣơi lao động tự học, tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động, tiếp cận kiến thức KHKT, công nghệ mới áp dụng trong quản lý, điều, sản xuất, kinh doanh.

- Xây dựng cơ cấu, quy hoạch, sắp xếp, bố trí sử dụng hợp lý cán bộ có đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng lực tổ chức thực hiện tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ để chỉ đạo, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tăng thu nhập, giảm nghèo, cải thiện đời sống và tiến tới khá giả. Tăng cƣờng cán bộ nông nghiệp

94

về cơ sở để hoàn thiện, củng cố hoạt động điều hành, tổ chức SXNN ở các xã. - Từng bƣớc thực hiện giảm bớt lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhất là lao động già yếu, gắn liền với các biện pháp thâm canh, cơ giới hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cho nông dân để họ có thể tiếp cận các thông tin, kiến thức về SXNN sạch, về công nghệ, phƣơng thức sản xuất mới, về kỹ thuật bảo quản, sơ chế nông sản, về thị trƣờng nông sản...

- Chuẩn bị thật tốt các điều kiện để tiếp nhận lao động trong các cơ sở công nghiệp, xây dựng và thƣơng mại dịch vụ.

c. Về nguồn vốn trong nông nghiệp

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu vốn đầu tƣ huyện Nam Giang

ĐVT( tỷ đồng) Chỉ tiêu Giai đoạn 2012 – 2015 Giai đoạn 2016 - 2020 Cả thời kỳ Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Nông, lâm, thuỷ sản 128,4 25 170 20 298,3 22 Công nghiệp – XD 205,4 40 340 40 545,4 40

Dịch vụ 179,8 35 340 40 519,8 38

Tổng vốn đầu tƣ 513,5 100 850 100 1.163,5 100

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch huyện Nam Giang)

Để tăng cƣờng nguồn vốn cho SXNN ở huyện Nam Giang, cần phải quán triệt quan điểm huyện phải tận dụng tối đa nội lực, tránh tƣ tƣởng bao cấp, trông chờ ỷ lại; tạo điều kiện và nắm bắt mọi cơ hội để có thể huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế; hình thành và phát triển thị trƣờng vốn có tổ chức ở nông thôn để đa dạng hóa các kênh cung cấp vốn, đem lại nhiều lựa chọn cho các cơ sở SXNN và nông dân. Có thể thực hiện một số biện pháp tạo vốn nhƣ sau:

95

- Phát huy sức mạnh sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế nhiều thành phần để tạo vốn cho SXNN. Sử dụng các thành phần kinh tế vào việc đẩy mạnh SXNN hàng hóa cho phép khai thác hiệu quả các nguồn vốn để đầu tƣ cho nông nghiệp ở huyện.

- Một biện pháp tạo vốn quan trọng là thực hiện chuyên môn hóa sản xuất kết hợp phát triển tổng hợp ở từng vùng và trong các cơ sở SXNN ở địa bàn, vừa để lợi dụng đầy đủ điều kiện tự nhiên, tƣ liệu sản xuất và sức lao động, vừa tạo ra các nguồn thu nhập tƣơng đối đồng đều giữa các tháng trong năm. Đây là biện pháp tạo vốn tại chỗ, đáp ứng kịp thời cho sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng vốn

- Xây dựng và tạo môi trƣờng đầu tƣ có sức hấp dẫn ngày càng cao. Đa dạng hóa các hoạt động quảng bá, kêu gọi xúc tiến đầu tƣ. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách ƣu đãi đã ban hành, tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách theo yêu cầu mới để tăng sức thu hút của cơ chế chính sách.

- Khuyến khích, xúc tiến việc lập các dự án khả thi để kêu gọi đầu tƣ từ các nguồn vốn khác ngoài các nguồn vốn xây dựng cơ bản, tập trung nguồn thu để lại, công trình mục tiêu nhƣ: nguồn đầu tƣ theo mục tiêu của Chính phủ, nguồn vốn FDI, ODA.... Căn cứ vào quy hoạch, phân kỳ đầu tƣ và kế hoạch hàng năm, thực hiện đi trƣớc một bƣớc trong việc lập các dự án đầu tƣ.

- Thực hiện đơn giản hoá các thủ tục, tuyên truyền phổ biến các thông tin: dự báo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ƣu tiên, thị trƣờng, giá cả để các chủ đầu tƣ có quyết sách lựa chọn, bỏ vốn đầu tƣ vào các mục tiêu kinh tế quy hoạch đã đề ra. Tích cực kêu gọi và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án đầu tƣ của Trung Ƣơng trên địa bàn huyện.

- Cải tiến hoạt động của hệ thống tín dụng nông thôn để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cƣ vào phát triển sản xuất theo hƣớng các hộ góp vốn cùng kinh doanh. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ vốn phát triển

96

kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại để trồng các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, chăn nuôi gia cầm, gia súc…

- Giới thiệu, quảng bá tiềm năng của nền nông nghiệp và tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút nguồn vốn trong tỉnh, ngoài tỉnh và cả nƣớc ngoài vào hợp tác đầu tƣ PTNN.

- Coi trọng và phát triển các nguồn thu trên địa bàn huyện, trong đó coi trọng các giải pháp: thu thuế tài nguyên nƣớc (thủy điện) tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất (thu thuế sử dụng đất, khai thác quỹ đất (đổi đất lấy cơ sở hạ tầng)), phát triển sản xuất phi nông nghiệp…

- Phát triển thị trƣờng vốn cho đầu tƣ thúc đẩy sản xuất: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thị trƣờng vốn, tiến dần tới hạn chế ƣu đãi về lãi suất và ân hạn cho các đối tƣợng ƣu tiên tạo sự bình đẳng trong sản xuất kinh doanh…

- Bên cạnh đó cần phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn thu hút đƣợc. Một số biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nông nghiệp là:

+ Xác định đúng đắn phƣơng hƣớng đầu tƣ vốn và phải xuất phát từ định hƣớng bố trí cơ cấu SXNN để xác định cơ cấu đầu tƣ phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn phƣơng án đầu tƣ tối ƣu. Trong quy hoạch phát triển kinh tế của huyện, nông nghiệp vẫn đƣợc xem là nền tảng và yêu cầu phải tập trung đảm bảo vấn đề an ninh lƣơng thực. Vốn xây dựng cơ bản cần chú trọng giải quyết nhiệm vụ quan trọng đó và trong từng giai đoạn phải tập trung vào cây trồng, vật nuôi chủ lực ở từng vùng, từng xã.

+ Trong đầu tƣ vốn, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa khôi phục, cải tạo và xây dựng mới một cách hài hòa và có hiệu quả. Đầu tƣ vốn phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm để phát huy tối đa tác dụng, không đầu tƣ dàn trải, kéo dài gây lãng phí.

97

+ Xác định cơ cấu vốn cố định hợp lý để sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các tài sản cố định đã đƣợc trang bị. Xây dựng hệ thống định mức đúng đắn, khoa học và quản lý vốn lƣu động theo định mức; quản lý tốt vật liệu, sản phẩm dự trữ...

+ Tổ chức tốt việc cung ứng vật tƣ, đảm bảo vật tƣ cần thiết và kịp thời, hạn chế vật tƣ bị ứ đọng. Phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất trên đơn vị khối lƣợng công việc và trên đơn vị sản phẩm. Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm và công tác thanh tán để thu hồi vốn kịp thời...

+ Tranh thủ các nguồn vốn ngân sách trung ƣơng, ngân sách tỉnh hỗ trợ để xây dựng các công trình thủy lợi, phát triển mạng lƣới giao thông, kết cấu hạ tầng xã hội khác.

d. Về áp dụng khoa học-công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong SXNN

Việc áp dụng các tiến bộ trong SXNN ở Nam Giang mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nhƣng đang còn ở mức thấp so với cả nƣớc, đặc biệt tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do đó cần phải đẩy mạnh việc áp dụng KHKT, công nghệ, phƣơng thức canh tác mới trong SXNN với một số giải pháp sau:

- Đẩy nhanh quá trình thƣơng mại hóa các nông sản chủ lực ở huyện để kích thúc áp dụng tiến bộ trong SXNN. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân tích cực tiếp cận thông tin, học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhanh chóng xóa bỏ tập quán sản xuất, phƣơng thức canh tác lạc hậu. Phổ biến cho các trang trại, nông hộ biết có thể bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái từng vùng và phù hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh ở địa phƣơng, giúp họ lựa chọn phƣơng hƣớng sản xuất phù hợp.

- Chú trọng và tiếp tục đầu tƣ thoả đáng cho công tác khuyến nông để chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho trang trại, nông hộ, đƣa các

98

giống cây trồng, vật nuôi có phẩm chất tốt, sản phẩm chất lƣợng cao vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong công nghiệp chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; xây dựng, đánh giá rút kinh nghiệm từ đó nhân rộng, phổ biến các mô hình sản xuất có hiệu quả, các điển hình thành công.

- Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp để tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhƣỡng và chịu đƣợc điều kiện khí hậu ở địa phƣơng cũng nhƣ chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm dịch giống, thực hiện quy trình sản

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 99 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)