Nhân tố xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 39 - 40)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố xã hội

a. Dân số, mật độ dân số

Dân số là tập hợp những con ngƣời đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định, thƣờng đƣợc đo bằng một cuộc điều tra dân số. Trong động lực học về dân số, kích cỡ dân số, độ tuổi và cấu trúc giới tính, tỷ lệ tăng dân số và sự phát triển dân số cùng với điều kiện kinh tế - xã hội sẽ có ảnh hƣởng đến chất lƣợng của nguồn nhân lực.

Ở vùng nông thôn quy mô dân số lớn, tốc độ tăng tự nhiên và mật độ dân số cao thì chất lƣợng dân số sẽ thấp, lực lƣợng lao động có chất lƣợng kém, nên nguồn lực về lao động cho các ngành kinh tế hạn chế, trong đó có nông nghiệp.Mật độ dân số có tác động chi phối việc quy hoạch bố trí giống cây trồng, vật nuôi, ảnh hƣởng đến vấn đề xã hội nhất là việc làm, thu nhập, nghèo đói.

Nếu tốc độ tăng dân số cao, quỹ đất lại hạn hẹp, bình quân đất canh tác trên đầu ngƣời thấp sẽ gây ra khó khăn khó khăn đáng kể để tập trung ruộng đất mở rộng sản xuất.

b. Dân trí

Dân trí là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của ngƣời dân: bao nhiều phần trăm biết đọc, biết viết; bao nhiêu phần trăm có trình độ học vấn cao... Trình độ dân trí có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Đa số lao động nông nghiệp ở nông thôn thƣờng có trình độ dân trí thấp hơn so với lao động các ngành khác, nên quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng lên sẽ thuận lợi trong thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa SXNN.

Trình độ dân trí là yếu tố cơ bản, phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực nói chung, gắn liền với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Vì vậy trình

31

độ dân trí phải không ngừng đƣợc nâng cao để có thể tiếp nhận và áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, khi nông nghiệp phát triển, cơ sở vật chất nông nghiệp nhiều hơn đòi hỏi trình độ dân trí cao hơn để quản lý tiến bộ.

c. Truyền thống, tập quán và văn hóa

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống, có lịch sử hình thành lâu đời gắn liền với nền văn minh, nền văn hóa khác nhau nên chịu ảnh hƣởng rất lớn từ các yếu tố: tập quán, thói quen, phong tục…trong quá trình sản xuất cũng nhƣ sinh hoạt đời sống hằng ngày nên cách thức sản xuất cũng không giống nhau.Trong nông nghiệp, nếu truyền thống sản xuất lạc hậu sẽ kìm hãm nông nghiệp phát triển, vì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ, kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất...

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)