Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 61 - 63)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

a. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Năm 2007, trồng trọt chiếm tỷ trọng 59,6%, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp chiếm lần lƣợt là 36,9%, 3,6% . Trong giai đoạn 2007 – 2013 tỷ trọng ngành trọt trọt có xu hƣớng tăng dần từ 59,6% lên 62,1%, trong khi đó tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm dần từ 36,9% còn 25,6%, còn tỷ trọng ngành dịch vụ nông nghiệp tăng đáng kể từ 3,6% lên 12,2%.

Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ lệ cao tăng hầu hết qua các năm chỉ giảm vào năm 2010 xuống còn 57,7%. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu hƣớng tăng dần. Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, những năm gần đây do ảnh hƣởng của tình hình dịch bệnh nên ngành chăn nuôi có xu hƣớng giảm.

Bảng 2.5: Tình hình chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp huyện Nam Giang giai đoạn 2007 -2013

ĐVT(%) TT Chỉ Tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 01 Trồng trọt 59,6 65,9 67,2 57,7 58,7 61,8 62,1 02 Chăn nuôi 36,9 27,9 27,7 37,6 36,8 28,1 25,6 03 DVNN 3,6 6,1 4,9 4,6 4,3 10,1 12,2

( Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu NGTK huyện Nam Giang)

b. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt

Đối với nội bộ ngành trồng trọt, năm 2007 giá trị sản xuất cây lƣơng thực chiếm tỷ trọng 54,2%, các loại cây chất bột 11,1%, rau đậu 16,3%, cây công nghiệp hằng năm 6,4%, cây lâu năm 12%. Đến năm 2013 tỷ trọng cây lƣơng thực chiếm 33,9%, các loại cây chất bột chiếm 6,4%, rau đậu 44,5%, cây công nghiệp hằng năm 4,3%, cây lâu năm 10,3 %.

53

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện giai đoạn 2007-2013

ĐVT(%) TT Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 01 Cây lƣơng thực 54,2 55,9 44,3 40,0 34,7 33,9 33,9 02 Các loại cây chất bột 11,1 9,0 8,6 9,1 6,4 7,2 6,4

03 Cây rau đậu 16,3 16,1 34,8 37,1 46,5 46,7 44,5 04 Cây công

nghiệp hằng năm

6,4 5,8 1,9 2,0 2,7 2,5 4,3

05 Cây lâu năm 12,0 13,2 10,1 11,4 9,3 9,3 10,3

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu NGTK huyện Nam Giang)

Nhìn chung, cây lƣợng thực và các loại cây khác có xu hƣớng giảm, cây rau đậu có xu hƣớng tăng. Trong nội bộ ngành trồng trọt, nhóm cây lƣơng thực và cây rau đậu những năm qua tạo ra giá trị sản xuất lớn nên đã đóng góp tích cực cho trồng trọt phát triển.

c. Chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi của huyện trong những năm qua phát triển không ổn định và có xu hƣớng giảm dần. Trong cơ cấu ngành chăn nuôi, chăn nuôi gia súc (trâu, bò, heo) chiếm tỷ lệ lớn hơn so với chăn nuôi gia cầm.

Qua bảng thống kê, trong nội bộ ngành chăn nuôi thì chăn nuôi gia cầm và dịch vụ sản phẩm phụ chăn nuôi có tỷ trọng giá trị sản xuất có xu hƣớng tăng.

54

Bảng 2.7: Chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi huyện Nam Giang giai đoạn 2007-2013

ĐVT (%)

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 01 Gia súc 84,2 82,9 85,4 85,1 79,7 86,3 84,9

02 Gia cầm 9,7 10,7 8,9 7,3 7,7 5,6 5,8

03 DV ,SP phụ chăn nuôi 6,1 6,4 5,7 7,6 12,6 8,1 9,3

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu NGTK huyện Nam Giang)

Qua bảng thống kê, trong nội bộ ngành chăn nuôi thì tỷ trọng ngành chăn nuôi gia cầm những năm qua đang có xu hƣớng giảm dần từ 9,7% vào năm 2007 xuống còn 5,8% vào năm 2013. Trong khi đó ngành chăn nuôi gia súc có tỷ trọng khá lớn trong chiếm hơn 80% cơ cấu ngành; dịch vụ và sản phẩm phụ chăn nuôi có tỷ trọng xu hƣớng tăng nhƣng tăng rất chậm từ 6,1% năm 2007 lên 9,3% vào năm 2013.

Nhìn chung, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chƣa hợp lý, do trồng trọt chiếm tỷ trọng còn cao trong nông nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp còn thấp và sự chuyển dịch giữa nội bộ ngành còn rất chậm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)