Phát triển các cơ sở sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 92 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất

a. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ gia đình

Để phát triển cở sở SXNN cần củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ nhằm hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ nông sản: đất đai, lao động, vốn, KHKT công nghệ mới, vốn và thị trƣờng... Do đó cần lƣu ý thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Xúc tiến khoanh vùng diện tích đất chƣa sử dụng để giao và hỗ trợ một phần kinh phí đầu tƣ cho một số hộ có năng lực, kinh nghiệm kể cả trong và ngoài huyện để đầu tƣ.

- Cải thiện môi trƣờng tâm lý, tƣ tƣởng và pháp lý về vai trò, vị trí và quan hệ kinh tế của hộ nông dân với đời sống kinh tế - xã hội. Coi trọng việc giáo dục, đào tạo để nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho ngƣời nông dân, đặc biệt là bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Tạo điều kiện để các hộ nông dân có thể tiếp cận các kênh vay vốn ƣu đãi, lãi suất thấp để đầu tƣ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông, hƣớng dẫn, hỗ trợ cho nông hộ về giống, kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản và giúp họ giải quyết vấn đề về tiêu thụ nông sản.

84

- Khuyến khích, hƣớng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ đổi mới tƣ duy, cách nhìn, tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, thực hiện tích tụ ruộng đất, từng bƣớc liên kết tăng quy mô sản xuất, tích cực trao đổi kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hóa, hình thành kinh tế trang trại. Động viên bà con nhân dân lao động khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát huy truyền thống cần cù, chăm chỉ, tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi, tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực tự cấp và trao đổi hàng hóa tăng thu nhập, giảm nghèo.

- Phổ biến các mô hình sản xuất đã thí điểm thành công cho các hộ nông dân để tăng cƣờng SXNN. Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp, ít thuận lợi về điều kiện địa hình, đất đai thì xây dựng và phát triển mô hình RAC (rừng, ao, chuồng) hoặc RC (rừng, chuồng). Vận động nhân dân cải tạo vƣờn tạp và hỗ trợ để xây dựng các mô hình VAC-R, các vƣờn có diện tích dƣới 500m2, các trang trại có diện tích bình quân từ 3-5 ha, khuyến khích và hƣớng dẫn nhân dân trồng các loài rau và củ, cây thực phẩm ngắn ngày...

- Kết hợp tốt giữa sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển hàng hóa sản phẩm của kinh tế nông hộ để có đƣợc sức cạnh tranh trên thị trƣờng và tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo.

b.Phát triển hợp tác xã

Trên địa bàn huyện hiện vẫn chƣa hình thành mô hình HTX trong nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian đến cần thực hiện những giải pháp sau:

- Phát triển ngày càng nhiều các tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, tạo tiền đề cho việc thành lập các hợp tác xã.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể.

85

- Làm rõ lợi ích và lợi thế của HTX sẽ tạo động lực cho xã viên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự giác thành lập HTX.

- Có chính sách vận động, kêu gọi đầu tƣ hình thành phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện để làm chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại không ngừng phát triển.

c. Phát triển kinh tế trang trại

Sự phát triển kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã khẳng định vị trí trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt kinh tế trang trại giải quyết đƣợc những vấn đề mà kinh tế hộ khó có thể làm đƣợc, đó là: Tích tụ ruộng đất, tích lũy vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, định hƣớng rõ ràng là sản xuất hàng hóa, tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tiếp cận thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm. Do đó, cần xây dựng và phát triển kinh tế trang trại trở thành hạt nhân và lực lƣợng SXNN nòng cốt, để có thể khai thác tốt nhất những lợi thế trong nông nghiệp ở Nam Giang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đến nay, xét theo số lƣợng, quy mô đất đai, lao động, vốn và năng lực sản xuất thì kinh tế trang trại tại Nam Giang vẫn còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần xem xét thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cƣờng vận động, tuyên truyền, phổ biến tạo sự thống nhất nhận thức của cán bộ và nhân dân về tính chất, vị trí của kinh tế trang trại; về con đƣờng tất yếu đƣa kinh tế hộ phát triển hợp quy luật theo mô hình kinh tế trang trại. Từ đó sẽ tạo ra môi trƣờng tâm lý, tƣ tƣởng ổn định, nhằm phát huy động lực của ngƣời dân, nhất là các nông hộ có ý chí và năng lực xây dựng trang trại để sản xuất kinh doanh và làm giàu.

86

địa bàn các xã, xác định cụ thể các vùng chuyên canh trồng lúa, trồng rau, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và rừng; phổ biến cho ngƣời dân, những ngƣời có ý định phát triển kinh tế trang trại có thể xác định rõ khả năng, loại hình, mục tiêu, nội dung, cách thức phù hợp. Ƣu tiên phát triển các trang trại chuyên sản xuất giống nông, lâm, thủy sản; trang trại chăn nuôi, sinh vật cảnh.

- Có chính sách giao đất ổn định lâu dài cho các trang trại, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kết hợp với cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để chủ trang trại yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện cho các chủ trang trại đƣợc tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là với các nguồn vốn tín dụng ƣu đãi. Thủ tục vay vốn đơn giản, hợp lý, có sự ƣu tiên, có thể tín chấp bằng công trình đầu tƣ trên đất.

- Quy hoạch phát triển kinh tế trang trại gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới với các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh cao. Hàng năm có kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị kinh doanh, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho các chủ trang trại.

- Khuyến khích các chủ trang trại góp vốn thành lập quỹ hỗ trợ nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho kinh tế hộ nông dân trên địa bàn. Tổ chức cung cấp thông tin thị trƣờng và KHKT giúp trang trại định hƣớng sản xuất kinh doanh.

- Tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho các trang trại trong việc tiêu thụ nông sản hàng hoá. Thực tế hiện nay, việc tiêu thụ nông sản cho các trang trại trên địa bàn là một vấn đề cần thiết và cấp bách, đây là một ”nút thắt” trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá hiện nay. Vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu bán dƣới dạng thô, bị thƣơng lái ép giá... Do đó, nên ƣu tiên giải quyết đầu ra cho các sản phẩm của trang trại.

87

dựng, quảng bá và bảo vệ thƣơng hiệu để giúp việc tiêu thụ nông sản hàng hoá đƣợc tốt hơn. Khuyến khích các chủ trang trại ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất và trao đổi thông tin, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nông sản.

- Cần có chính sách về bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh của trang trại. Sản xuất nông nghiệp có tính rủi ro cao do những tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu. Sản xuất kinh doanh của các trang trại là sản xuất hàng hóa nên còn chịu sự rủi ro của kinh tế thị trƣờng. Để khuyến khích các hộ đầu tƣ xây dựng trang trại cần có giải pháp để giảm thiểu rủi ro cho họ, trong đó bảo hiểm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng.

d. Phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp

Hiện tại, doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn huyện chƣa phát triển, cả về số lƣợng, chất lƣợng. Do đó, trong thời gian tới, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, tập trung vào cung cấp vật tƣ, giống, phân bón, dịch vụ nông nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản, trồng cây công nghiệp và tiêu thụ nông sản. Cụ thể với các giải pháp sau:

- Tiến hành quy hoạch để tạo mặt bằng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc dành quỹ đất xây các cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp thuê.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hiện có và sắp hình thành mở rộng quy mô sản xuất, đầu tƣ đổi mới dây chuyền trang thiết bị, giống mới. Nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp; điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với thị trƣờng; mở rộng hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, trang trại, giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các hiệp hội chuyên ngành để tăng cƣờng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

88

- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

3.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

- Để nông nghiệp phát triển, cần dịch chuyển cơ cấu sản xuất hợp lý, xác định cơ cấu sản xuất có lợi thế.

+ Về trồng trọt: Khuyến khích và hƣớng dẫn nhân dân trồng các loài rau lá và củ, cây thực phẩm ngắn ngày...Tập trung sản xuất cây lƣợng thực để ổn định lƣơng thực tại chỗ. Khuyến khích khai hoang tăng diện tích gieo trồng lúa nƣớc, tập trung chủ yếu ở những nơi có độ dốc thấp nhƣng gần nguồn nƣớc và có thể cải tạo để xây dựng ruộng bậc thang. Giảm dần diện tích lúa rẫy năng suất thấp, bấp bênh sang trồng các loại họ đậu và cây màu khác có giá trị kinh tế cao và dần phát triển thành các vùng chuyên canh có năng suất cao.

+ Về chăn nuôi: Tăng cƣờng phát triển các vật nuôi chủ lực có lợi thế và phù hợp với trình độ sản xuất và tập quán của hộ nông dân đồng bào dân tộc. Phát triển cả số lƣợng lẫn chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt chú trọng ba con chủ lực là bò, heo, dê. Trên cơ sở lợi thế về điều kiện sinh thái của từng vùng để tiếp tục phát triển đàn heo, đàn bò và gia cầm. Áp dụng các thành tựu KHKT trong chăn nuôi về giống, thức ăn và làm tốt công tác trừ phòng dịch bệnh để nâng cao sản lƣợng, chất lƣợng sản phẩm. Tập trung chăn nuôi trong nông hộ có làm chuồng trại đồng thời khuyến khích phát triển nhanh các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Trên cơ sở nâng cao năng lực các nông hộ chăn nuôi và kiểm soát dịch bệnh tốt để phát triển đàn gia súc, gia cầm có năng suất cao, tạo giá trị gia tăng lớn, đồng thời thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ, liên kết sản xuất phát triển chăn nuôi theo hƣớng tập trung trong trang trại đi đôi với thay đổi tập quán, kỹ thuật sản xuất. Từ đó nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi lên.

89

- Chuyển hƣớng theo cách lựa chọn các cây trồng và vật nuôi phù hợp với thị trƣờng.

- Tập trung quy hoạch lại sản xuất theo hƣớng giảm dần diện tích sản xuất lúa bấp bênh, kém hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm.

- Chuyển dịch theo hƣớng phát triển chuyên môn hóa và tập trung hóa. Chỉ có chuyển dịch theo hƣớng thành lập các vùng chuyên canh thì mới có khả năng tập trung hóa trong sản xuất nông nghiệp và đây cũng là tiền đề để phát triển nông nghiệp huyện Nam Giang theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Chuyển dịch theo hƣớng phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, bảo vệ môi trƣờng nên tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

+ Duy trì sản xuất hai vụ lúa thay vì ba vụ lúa để đất phục hồi độ màu mỡ và tránh bão, lũ.

+ Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp và phát triển rộng khắp phƣơng pháp ba giảm ba tăng không chỉ trong sản xuất cây lúa mà còn trong các loại cây trồng khác.

+ Tiếp tục triển khai và nhân rộng mô hình sử dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho lúa nƣớc.

- Chuyển dịch nông nghiệp kết hợp với chuyển dịch lao động nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Để thu hút lao động từ nông nghiệp, ngoài việc phát triển công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, phát triển làng nghề còn cần phải tập trung phát triển các hoạt động kỹ thuật nông nghiệp, các hoạt động dịch vụ và thƣơng mại gắn với chuỗi ngành hàng nông sản.

90

Cơ cấu sản xuất dịch chuyển tích cực thì nông nghiệp mới chuyển đổi theo hƣớng gia tăng giá trị của nông sản, phát triển các nông sản theo hƣớng quy mô, đồng thời quá trình đó sẽ làm nông nghiệp liên kết chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và tạo sự chuyển dịch lao động nông nghiệp, làm thay đổi tích cực đời sống nông dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)