Gia tăng kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 111 - 114)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất

- Để gia tăng kết quả SXNN của huyện, cần phải lựa chọn nông sản sản xuất phù hợp với đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng, từng xã và đáp ứng theo yêu cầu của thị trƣờng.

- Trong trồng trọt : Đối với cây lƣơng thực tiếp tục tăng diện tích gieo trồng lúa nƣớc, tập trung chủ yếu ở những nơi có độ dốc thấp nhƣng gần nguồn nƣớc, có khả năng khai hoang và cải tạo để xây dựng ruộng bậc thang. Tạo điều kiện cho nhân dân thâm canh tăng năng suất, hạn chế xói mòn rửa trôi, đồng thời tiến hành quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa năng suất cao. Đẩy

103

mạnh khai hoang nà thổ ở những nơi có điều kiện, cải tạo đồng ruộng để giảm bớt bờ vùng, bờ thửa, cải tạo vƣờn tạp, nâng cáp các công trình thủy lợi, kênh mƣơng nội đồng. Đối với các xã có diện tích ruộng nƣớc tƣơng đối lớn nhƣ: Tà Bhing, Chà vàl, La dêê, La Êê cần thực hiện các biện pháp thâm canh, bảo vệ thực vật, chọn giống lúa chịu hạn và năng suất cao nhƣ CH5, Xi23, NX30...vào hai vụ trên năm, tập trung sản xuất cây lƣợng thực để ổn định lƣơng thực tại chỗ. Đối với cây thực phẩm nâng cao diện tích gieo trồng và chất lƣợng rau, cây thực phẩm để nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tại chỗ. Tăng diện tích trồng đậu trên diện tích lúa gieo kém hiệu quả chuyển sang và đặc biệt là ở các xã vùng cao chuyển mạnh việc trồng cây họ đậu vụ Đông Xuân lên hết diện tích nƣơng rẫy, gò đồi vì không bị úng, ngập nƣớc nhƣng lại cho hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định. Đối với cây công nghiệp hằng năm ổn định diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm, thâm canh cây lạc trong vụ hè thu trên diện tích nƣơng rẫy vì cây lạc có thời gian sinh trƣởng, phát triển ngắn bằng nửa thời gian gieo lúa rẫy và phù hợp với điều kiện thời tiết trên các tiểu vùng địa bàn huyện. Đối với cây ăn quả thì dựa vào điều kiện tự nhiên và thổ nhƣỡng, trong những năm tới cần phát triển các loại cây ăn quả đặc sản nhƣ: bòn bon, chuối, ƣơi,...và theo hƣớng tiếp tục tuyển lựa những loại cây ăn quả có chất lƣợng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng và giá trị kinh tế cao để vừa phục vụ cho tiêu dùng vừa phục vụ cho mục đích thƣơng mại.

- Trong chăn nuôi : Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các mô hình sản xuất trình diễn có kết quả tốt để nhân rộng. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hƣớng tiếp tục thực hiện sinh hóa đàn bò, nạc hoá đàn heo, nâng cao trọng lƣợng xuất chuồng cho đàn gia súc. Đối với đàn dê từng bƣớc thay đổi giống dê Bách Thảo để có năng suất cao. Khuyến khích các nông hộ có năng lực thực hiện chuyển nhanh hình thức nuôi quảng canh tận dụng thức ăn giá

104

đình sang chăn nuôi thâm canh theo mô hình trang trại; đồng thời phát triển khoanh vùng, lai tạo và nuôi heo rừng để tạo nên nhiều hàng hóa đặc sản. Từng bƣớc xây dựng và phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng. Đa dạng hóa đàn gia cầm; tận dụng tốt vƣờn đồi để nuôi gà địa phƣơng và các loại gà thả vƣờn. Tận dụng những khe suối để nuôi vịt chuyên thịt để phục vụ nhu cầu gia đình và cung ứng cho thị trƣờng. Tăng cƣờng phòng chống bệnh dịch để ổn định phát triển chăn nuôi gia cầm. Khuyến khích các hộ có điều kiện đầu tƣ, xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn gia súc và làm đại lý lại cho nông hộ về tiêu thụ sản phẩm. Nhân rộng các mô hình chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi trong các hộ gia đình, đẩy mạnh phát triển đàn heo có tỷ lệ nạc cao, heo rừng thuần, bảo tồn, lai tạo và phát triển đàn heo cỏ địa phƣơng. Phát triển đàn gia cầm theo lối nuôi công nghiệp và nuôi ghép trong các trang trại tổng hợp. Đầu tƣ xây dựng cơ sở nuôi gà bố, mẹ để cung cấp ra những giống đáp ứng nhu cầu chăn nuôi lâu dài, hạn chế tới mức thấp nhất việc nhập con giống từ các tỉnh khác để tranh việc phát sinh dịch bệnh trên đàn gia cầm. Tận dụng diện tích rừng tự nhiên, vƣờn cây công nghiệp, vƣờn cây ăn quả phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở các hộ gia đình và trang trại ở các xã vùng cao và một số nới khác để tăng thu nhập cho kinh tế hộ.

- Ngoài ra, để gia tăng kết quả SXNN cần lƣu ý cần lựa chọn công nghệ, máy móc phục vụ cơ giới hóa khâu thu hoạch nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời chú ý công tác bảo quản, chế biến các loại nông sản vì một số địa bàn cách khá xa các thị trƣờng tiêu thụ. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất theo quy trình quy định và yêu cầu thị trƣờng.

105

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)