CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 87)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

3.1.1. Các yếu tố môi trƣờng

a. Môi trường tự nhiên

Các yếu tố trong môi trƣờng tự nhiên nhƣ các diễn biến bất thƣờng của thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng đất, môi trƣờng nƣớc… Tất cả những diễn biến phức tạp ấy sẽ ảnh hƣởng đến kết quả sinh trƣởng phát triển của cây trồng vật nuôi làm thay đổi kết quả sản xuất nông nghiệp và nông sản cung ứng ra thị trƣờng, để hạn chế sự tác hại của môi trƣờng tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Phòng chống những bất thƣờng của thời tiết, hạn chế các tác hại đối với SXNN, tăng cƣờng bảo vệ rừng để duy trì môi trƣờng tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm từ môi trƣờng công nghiệp.

- Bảo vệ đa dạng sinh học, khắc phục ô nhiễm (nƣớc, không khí, đất), cải thiện khôi phục môi trƣờng ở những khu vực ô nhiễm.

- Giảm thiểu tác động xấu tới môi trƣờng tự nhiên, thông qua việc thực hiện tốt các chính sách, nâng cao trình độ quản lý.

- Đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái, khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở các vùng…

b. Môi trường kinh tế

- Đối với môi trƣờng kinh tế, các quan hệ thị trƣờng trong phát triển nông nghiệp thực hiện tốt nhờ có môi trƣờng kinh tế ổn định. Khi nền kinh tế tăng trƣởng liên tục, cơ cấu kinh tế đƣợc điều chỉnh hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đối với môi trƣờng kinh tế, phát triển nông nghiệp phải hƣớng đến là:

79

- Giảm thiểu tối đa mặt trái do cơ chế thị trƣờng gây ra các yếu tố tiêu cực nhƣ chạy theo lợi nhuận, huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý (chuyển đổi cây trồng của ngƣời nông dân không theo quy hoạch, tự phát…), lợi ích cá nhân đƣợc đặt cao hơn lợi ích của cộng đồng và hủy hoại lợi ích chung, dẫn tới hủy hoại môi trƣờng sống.

- Xóa bỏ tình trạng chất lƣợng kém đối với vật tƣ hàng hóa đầu vào cho SXNN và nông sản đầu ra ảnh hƣởng tới ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng.

c. Môi trường xã hội

- Phát triển nông nghiệp đi đôi với việc tiến bộ và công bằng xã hội nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân ở nông thôn, đảm bảo mọi ngƣời dân có cơ hội đƣợc tiếp cận bình đẳng các dịch vụ giáo dục, y tế, có cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng giới, bất bình đẳng trong thu nhập. Tăng cƣờng sự tham gia của ngƣời dân vào các hoạt động xã hội, vào quá trình ra quyết định.

- Gắn liền việc nâng cao thu nhập với tăng cƣờng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, vùng trung tâm huyện với vùng sâu vùng xa.

- Đồng thời các tệ nạn xã hội nông thôn phải giảm xuống, tính đa dạng và bản sắc văn hóa dân tộc đƣợc gìn giữ và phát huy.

3.1.2. Phƣơng hƣớng mục tiêu phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang

a. Phƣơng hƣớng phát triển nông nghiệp

- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, chuyển dịch mạnh cây trồng con vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa…trong trồng trọt, chăn nuôi cần xác định thế mạnh của điều kiện tự nhiên, thổ nhƣỡng của từng vùng để bố trí 3 cây, 3 con chủ lực: cây keo, cây chuối, cây cao su và ba con đó là bò, heo,

80

dê; tập trung khai hoang mở rộng diện tích ruộng lúa nƣớc ở những nơi có điều kiện và phục hóa lại diện tích ruộng lúa nƣớc đã bỏ hoang đƣa vào sản xuất; sử dụng các biện pháp thâm canh, tuyển chọn giống cấy 2 vụ „ăn chắc” nhằm đảm bảo lƣơng thực tại chỗ.

- Tập trung chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tạo việc làm cho nông dân…Phát huy tối đa lợi thế về đất đai, khai thác mọi tiềm năng về lao động và các nguồn lực khác trong nghiệp để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển nông nghiệp, chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lƣợng và đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Xác định các loại cây trồng, vật nuôi, bố trí thành vùng chuyên canh tập trung: Phát triển nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến đối với các mặt hàng nông sản chủ lực. Lựa chọn với những cây trồng thích hợp với địa hình vùng cao, có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu giữa trồng trọt, chăn nuôi theo hƣớng nâng cao giá trị, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra giá trị hàng hóa lớn trên một đơn vị diện tích và đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Phát triển chăn nuôi hàng hóa có giá trị kinh tế cao trên cơ sở tận dụng ƣu thế của huyện Nam Giang; tập trung phát triển lai tạo đàn bò theo hƣớng Sin hóa, heo hƣớng nạc, heo rừng thuần, bảo tồn, lai tạo và phát triển đàn heo cỏ địa phƣơng; phát triển gia cầm theo quy mô trang trại.

b. Các mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2020

Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện, tổng hợp và phát triển bền vững. Trong đó tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt.

Về trồng trọt ngoài việc giữ vững quỹ đất cho cây lƣơng thực nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực, cần có quy hoạch vùng tập trung sản xuất hàng hóa.

81

Không ngừng nâng cao nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm dần diện tích lúa rẫy năng suất thấp, bấp bênh sang trồng các loại họ đậu và cây màu khác.

Về chăn nuôi từng bƣớc xây dựng và phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng.Tăng cƣờng phát triển các vật nuôi chủ lực có lợi thế và phù hợp với trình độ sản xuất và tập quán của hộ nông dân đồng bào. Phát triển cả số lƣợng lẫn chất lƣợng đàn gia súc, gia cầm. Đặc biệt chú trọng ba con chủ lực là bò, heo, dê.

Các mục tiêu chủ yếu đến năm 2020:

- Trong cơ cấu tỷ trọng giá trị sản xuất Nông nghiệp thì từng bƣớc tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt.

- Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trƣởng bình quân nông nghiệp đạt 10,48%/năm, giá trị sản xuất năm 2020 đạt: 502.642,85 triệu đồng, chiếm tỷ trọng: 30,42% GTSX trong nền kinh tế.

- Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi (giá CĐ) trong giá trị sản xuất nông lâm từ lên 32% năm 2020. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm còn 55,85% năm 2020.

- Đến năm 2020: Lúa nƣớc: 1.070 ha, lúa rẫy: 1.200 ha, năng suất lúa nƣớc đạt: 45 ta/ha, sản lƣợng đạt khoảng 7.200 tấn.

- Giai đoạn 2013-2020 tăng năng suất cây ngô bằng việc sử dụng giống ngô lai để cải thiện năng suất thấp, đƣa năng suất từ 13,31 tạ/ha lên lên 40 tạ/ha.

- Ổn định diện tích cây chất bột có củ, nâng cao năng suất cây sắn 140 tạ/ha vào năm 2020. Năng suất cây khoai lang đạt 58 tạ/ha vào năm 2020. Quy hoạch vùng trồng nguyên liệu sắn phục vụ cho nhà máy sản xuất Ethanol Đại Tân.

- Đàn trâu đến năm 2020 tiếp tục duy trì từ 1.300-1.500 con, đàn bò 10.000 con, đàn dê 1.500 con và đàn gia cầm 45000 con.

- Đến năm 2020 đất nông nghiệp ổn định diện tích khoảng 151.241ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp ổn định diện tích khoảng 4.578 ha.)

82

- Cấp đủ nguồn nƣớc để tƣới cho các loại cây trồng. Đƣa diện tích gieo trồng cây lƣơng thực chính là lúa lên tƣới chủ động đƣợc 75%.

- Bảo đảm chống lũ, chủ động bảo vệ dân cƣ sản xuất vụ xuân hè và đông xuân với tần suất từ 5 - 10 %.

3.1.3. Quan điểm có tính định hƣớng khi xây dựng giải pháp

- Diễn biến bất thƣờng của khí hậu, thời tiết, dịch bệnh, ô nhiễm môi trƣờng đất, nguồn nƣớc... sẽ ảnh hƣởng đến kết quả SXNN và nông sản cung ứng ra thị trƣờng. Do đó, cần quan tâm phòng chống thiên tai; tăng cƣờng bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và khắc phục ô nhiễm; bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng tăng dần giá trị ngành chăn nuôi.

- Phát triển nông nghiệp huyện theo hƣớng sản xuất hàng hóa. Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp theo hƣớng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Chủ động phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. PTNN phải gắn liền với quá trình nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn, xóa bỏ các tập quán sản xuất lạc hậu. PTNN phải đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội. Nâng cao thu nhập phải gắn liền với cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân ở nông thôn, tạo việc làm, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

- Các quan hệ thị trƣờng trong PTNN sẽ đƣợc thực hiện tốt nếu có môi trƣờng kinh tế ổn định. Khi nền kinh tế tăng trƣởng liên tục, cơ cấu kinh tế

83

dịch chuyển hợp lý, hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực đƣợc nâng cao sẽ thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- SXNN phải xuất phát từ nhu cầu của thị trƣờng tức là sản xuất là để phục vụ tiêu dùng, lấy ngƣời tiêu dùng làm căn cứ để quyết định đầu tƣ sản xuất. Tuy nhiên cần chú ý giảm thiểu mặt trái do cơ chế thị trƣờng gây ra: chạy theo lợi nhuận, huy động và sử dụng nguồn lực không hợp lý, đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng...

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM GIANG TRONG TH I GIAN ĐẾN HUYỆN NAM GIANG TRONG TH I GIAN ĐẾN

3.2.1. Phát triển các cơ sở sản xuất

a. Củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ gia đình

Để phát triển cở sở SXNN cần củng cố và nâng cao năng lực kinh tế hộ nhằm hội đủ những điều kiện sản xuất và tiêu thụ nông sản: đất đai, lao động, vốn, KHKT công nghệ mới, vốn và thị trƣờng... Do đó cần lƣu ý thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Xúc tiến khoanh vùng diện tích đất chƣa sử dụng để giao và hỗ trợ một phần kinh phí đầu tƣ cho một số hộ có năng lực, kinh nghiệm kể cả trong và ngoài huyện để đầu tƣ.

- Cải thiện môi trƣờng tâm lý, tƣ tƣởng và pháp lý về vai trò, vị trí và quan hệ kinh tế của hộ nông dân với đời sống kinh tế - xã hội. Coi trọng việc giáo dục, đào tạo để nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất tiến bộ cho ngƣời nông dân, đặc biệt là bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Tạo điều kiện để các hộ nông dân có thể tiếp cận các kênh vay vốn ƣu đãi, lãi suất thấp để đầu tƣ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tăng cƣờng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật - khuyến nông, hƣớng dẫn, hỗ trợ cho nông hộ về giống, kỹ thuật canh tác, chế biến, bảo quản và giúp họ giải quyết vấn đề về tiêu thụ nông sản.

84

- Khuyến khích, hƣớng dẫn, hỗ trợ kinh tế hộ đổi mới tƣ duy, cách nhìn, tăng tích lũy vốn, kinh nghiệm, thực hiện tích tụ ruộng đất, từng bƣớc liên kết tăng quy mô sản xuất, tích cực trao đổi kinh nghiệm quản lý sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hóa, hình thành kinh tế trang trại. Động viên bà con nhân dân lao động khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát huy truyền thống cần cù, chăm chỉ, tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi, tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực tự cấp và trao đổi hàng hóa tăng thu nhập, giảm nghèo.

- Phổ biến các mô hình sản xuất đã thí điểm thành công cho các hộ nông dân để tăng cƣờng SXNN. Đối với các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp, ít thuận lợi về điều kiện địa hình, đất đai thì xây dựng và phát triển mô hình RAC (rừng, ao, chuồng) hoặc RC (rừng, chuồng). Vận động nhân dân cải tạo vƣờn tạp và hỗ trợ để xây dựng các mô hình VAC-R, các vƣờn có diện tích dƣới 500m2, các trang trại có diện tích bình quân từ 3-5 ha, khuyến khích và hƣớng dẫn nhân dân trồng các loài rau và củ, cây thực phẩm ngắn ngày...

- Kết hợp tốt giữa sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển hàng hóa sản phẩm của kinh tế nông hộ để có đƣợc sức cạnh tranh trên thị trƣờng và tận dụng tốt thời gian nhàn rỗi tăng cƣờng sản xuất để có đủ lƣơng thực, xóa đói giảm nghèo.

b.Phát triển hợp tác xã

Trên địa bàn huyện hiện vẫn chƣa hình thành mô hình HTX trong nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian đến cần thực hiện những giải pháp sau:

- Phát triển ngày càng nhiều các tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả, tạo tiền đề cho việc thành lập các hợp tác xã.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình HTX trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm để tạo động lực phát triển, tăng sức hấp dẫn của kinh tế tập thể.

85

- Làm rõ lợi ích và lợi thế của HTX sẽ tạo động lực cho xã viên, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự giác thành lập HTX.

- Có chính sách vận động, kêu gọi đầu tƣ hình thành phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện để làm chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại không ngừng phát triển.

c. Phát triển kinh tế trang trại

Sự phát triển kinh tế trang trại trong những năm gần đây đã khẳng định vị trí trong quá trình thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt kinh tế trang trại giải quyết đƣợc những vấn đề mà kinh tế hộ khó có thể làm đƣợc, đó là: Tích tụ ruộng đất, tích lũy vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, định hƣớng rõ ràng là sản xuất hàng hóa, tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tiếp cận thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm. Do đó, cần xây dựng và phát triển kinh tế trang trại trở thành hạt nhân và lực lƣợng SXNN nòng cốt, để có thể khai thác tốt nhất những lợi thế trong nông nghiệp ở Nam Giang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Đến nay, xét theo số lƣợng, quy mô đất đai, lao động, vốn và năng lực sản xuất thì kinh tế trang trại tại Nam Giang vẫn còn hạn chế, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của địa phƣơng. Vì vậy, trong thời gian tới, huyện cần xem xét thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cƣờng vận động, tuyên truyền, phổ biến tạo sự thống nhất nhận thức của cán bộ và nhân dân về tính chất, vị trí của kinh tế trang trại; về con đƣờng tất yếu đƣa kinh tế hộ phát triển hợp quy luật theo mô hình kinh tế trang trại. Từ đó sẽ tạo ra môi trƣờng tâm lý, tƣ tƣởng ổn định, nhằm phát huy động lực của ngƣời dân, nhất là các nông hộ có ý chí và năng lực xây dựng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)