Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm xã hội

a. Dân số, mật độ dân số, lao động

Huyện Nam Giang có 11 xã và 01 Thị trấn với tổng dân số trung bình năm 2013 là 24.636 ngƣời, gồm các dân tộc anh em, trong đó, đƣợc chia theo hộ gia đình: Cơ tu (3.270 hộ) ; Gié- Triêng (1.202 hộ) ; Kinh (1.116 hộ) ; Dân tộc khác (111 hộ) ; Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 13 ngƣời/km2 , so với các huyện khác trong tỉnh Quảng Nam thì Nam Giang có mật độ dân số thấp nhất tỉnh. Dân cƣ tập trung chủ yếu ở thị trấn Thạnh Mỹ(36 ngƣời/km2 ); xã Chà Vàl (20 ngƣời/km2 ); Xã Đắc Tôi (20 ngƣời/km2 ); dân cƣ phân bố thƣa thớt ở xã Xã La Êe (7 ngƣời/km2 ); Xã Tà Pơơ (6 ngƣời/km2

); xã Zuôih (6 ngƣời/km2 ); Xã Đắc Pring (3 ngƣời/km2

).( Xem thêm Phụ lục 2)

Nhìn chung, dân cƣ phân bổ không đều giữa các xã, dân số tập trung đông ở các xã vùng thấp, khu vực có diện tích đất canh tác lúa nƣớc, gần suối, các nơi có điều kiện sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi.

41

Bảng 2.1: Tình hình dân số huyện Nam Giang giai đoạn 2007 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số trung bình ngƣời 21.241 21.734 22.486 22.700 23.179 23.924 24.636 Tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn % 69,41 69,20 69,29 69,54 69,54 70,38 71,05 Tỷ lệ Nam % 50,44 50,43 50,50 50,44 50,37 50,79 49,32 Tỷ lệ Nữ % 49,56 49,57 49,50 49,56 49,63 49,21 50,67 Số hộ Hộ 4363 4.846 5040 5.016 5.320 5489 5.699 Kinh Hộ 976 1.024 1.134 1.217 1.195 1.162 1.116 Cơ tu Hộ 2404 2.682 2.752 2.700 3.094 3.153 3.270 Giẻ Triêng Hộ 871 974 998 1.009 939 1.076 1.202 Khác Hộ 112 166 156 90 92 98 111 Tỷ lệ tăng dân số 22,88 22,91 44,97 24,92 17,05 26,63 44,26 Tăng tự nhiên ‰ 15,54 14,82 18,54 16,32 15,24 16,92 18,94 Tăng cơ học ‰ 7,34 8,09 26,33 8,60 1,81 9,71 25,32

Nguồn( Niên giám thống kê huyện Nam Giang qua các năm)

Cơ cấu dân số theo giới tính của huyện tƣơng đối cân bằng qua các năm, dân số nam chiếm 49,32% và dân số nữ chiếm 50,67% so với tổng số dân tính đến năm 2013. Tỷ lệ dân cƣ sống ở nông thôn là 71,05%.

Lực lƣợng dân số trong độ tuổi lao động tính đến năm 2013 là 14.376 ngƣời, chiếm 57,58% số dân. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 16.469 ngƣời chiếm 66,85% dân số huyện. Lao động qua đào tạo nghề từ sơ cấp trở lên là 4952 ngƣời.

Lao động trong nông nghiệp là 13.131 ngƣời chiếm 80% tổng số lao động. Trên địa bàn huyện hiện có khoảng 350 sinh viên Cao đẳng, Đại học,

42

Trung học chuyên nghiệp đang đi học. Tuy nhiên, sức ép về việc làm vẫn còn lớn, số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều.

Bảng 2.2: Tình hình lao động huyện Nam Giang giai đoạn 2007 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Dân số trong độ tuổi lao

động Ngƣời 10.435 10.838 11.580 11.792 12.298 13.330 14.367

Tỷ lệ so với dân số % 49,13 49,87 51,54 51,95 53,06 55,72 58,31 LĐ tham gia hoạt động

kinh tế Ngƣời 12.603 13.201 14.015 14.033 14.966 15.603 16.469

Tỷ lệ so với dân số % 59,32 60,74 62,38 61,82 64,57 65,22 66,85

( Nguồn : Phòng Lao động và Thương binh xã hội huyện Nam Giang)

Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng công tác tại các cơ quan hành chính sự nghiệp chủ yếu từ địa bàn khác đến. Đội ngũ lao động là cán bộ quản lý từ cấp huyện đến cấp xã còn thiếu và trình độ chuyên môn không cao nên chƣa đáp ứng trong công tác điều hành và triển khai tốt các chính sách của Nhà nƣớc, đây là khó khăn đối với huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng nhƣ phát triển nông nghiệp nói riêng.

b. Về văn hóa xã hội

Là địa bàn cƣ trú của 2 dân tộc chính là C‟Tu và Gié Triêng, Nam Giang lƣu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc đƣợc gìn giữ qua hàng thế kỷ nhƣ múa cồng chiêng của ngƣời C‟Tu, thổi đinh tút của ngƣời Gié Triêng cùng các làng nghề truyền thống nhƣ song mây, dệt thổ cẩm, đan lát… Các làng nghề truyền thống: làng nghề thổ cẩm Cơ tu - Za Ra, đan lát, nghề nông, nƣơng rẫy; các công trình văn hoá mang đậm bản sắc: nhà Gƣơl, Moong, làng văn hóa...

Hiện nay các xã của huyện đã có đội cồng chiêng múa hát phục vụ nhân dân trong các dịp lễ tết. Đội cồng chiêng Công Dồn xã Zuôih, đội đinh tút của

43

xã La Dêê, Cà Dy, Tà Bhinh không chỉ biểu diễn tại địa phƣơng mà còn tham gia những sự kiện văn hóa lớn của tỉnh nhƣ lễ hội Bà Thu Bồn, Tuần lễ văn hóa Quảng Nam tại Hà Nội, biểu diễn phục vụ du khách tại Khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng)… Cùng với việc phục hồi những giá trị văn hóa phi vật thể, nhiều làng nghề truyền thống nhƣ dệt Zơra (xã Tà Bhinh), dệt Công Dồn (xã Zuôih) cũng đã phục hồi và phát triển. Đặc biệt, dệt Zơra đã tham gia nhiều cuộc triển lãm, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh, đang từng bƣớc tạo thƣơng hiệu riêng. Làng nghề này đang là mô hình điểm trong việc kết hợp giữa bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa để làm thay đổi cuộc sống ngƣời dân địa phƣơng. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa không chỉ gìn giữ không gian văn hóa của đồng bào mà còn góp phần phát triển du lịch dịch vụ, tạo thu nhập cải thiện đời sống nhân dân.

Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống cách mạng kiên cƣờng, chịu khó, chịu khổ, trong những năm kháng chiến nơi đây là căn cứ địa cách mạng. Trong những năm qua thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và nhà nƣớc về xây dựng và phát triển đất nƣớc, đồng bào các dân tộc huyện Nam Giang đã nỗ lực, cố gắng tập trung sức ngƣời, sức của cho việc khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)