6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp
a. Đất đai
Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2013, theo báo cáo của Phòng Tài Nguyên và Môi Trƣờng huyện Nam Giang nhƣ sau:
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 184.288,66 ha, trong đó đất nông nghiệp: 153.841,55 ha, hiếm 83,47% tổng diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất trồng cây hàng năm chủ yếu là trồng lúa, sắn, ngô, khoai lang...; Đất chƣa sử dụng: 26.000,84 ha, chiếm 14,11% tổng diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất núi đồi chƣa sử dụng, đất ven sông suối phân bố manh mún. Để có thể đƣa vào sản xuất nông nghiệp cần phải đầu tƣ lớn cho thủy lợi, cải tạo và san lấp mặt bằng; Đất phi
55
nông nghiệp: 4.446,21 ha, chiếm 2,41% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.
Bảng 2.8: Tổng hợp hiện trạng đất tự nhiên tính đến 31/12/2013
ĐVT (ha)
Chỉ tiêu Tổng số
Tổng diện tích đất tự nhiên 184.288,66
1. Đất nông nghiệp 153.841,55
1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 5.415,98
1.1.1. Đất trồng cây hằng năm 4.051,64
1.1.1.1. Đất trồng lúa 3.069,81
1.1.1.2. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 4,15
1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác 977,68
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1364,34
1.2. Đất lâm nghiệp 148.392,69 1.2.1 Đất rừng sản xuất 27.391,49 1.2.1. Đất rừng phòng hộ 61.269,05 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 59.732,15 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 25,27 1.4 Đất nông nghiệp khác 7,61
2. Đất phi nông nghiệp 4.446,27
2.1 Đất ở 185,92
2.2. Đất chuyên dùng 2.205,41
3. Đất chƣa sử dụng 26.000,84
3.1. Đất bằng chƣa sử dụng 289,94
3.2. Đất đồi núi chƣa sử dụng 25.575,35
3.3. Núi đá không có rừng cây 135,55
56
Trong cơ cấu các loại đất gồm đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng thì quỹ đất nông nghiệp vẫn giữ diện tích lớn chiếm 83,47%, diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 2,41%, còn lại là diện tích đất chƣa sử dụng chiếm tỷ lệ 14,1%.
* Đất nông nghiệp
Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa bao gồm diện tích đất trồng lúa nƣớc và trồng lúa nƣơng là 3.069,81 ha chiếm tỷ lệ 56,68%, trong đó chiếm hơn 90% là diện tích trồng lúa nƣơng; đất trồng cây hàng năm khác 997,68 ha chiếm tỷ lệ 18,05% và đất trồng cây lâu năm 1346,34 chiếm tỷ lệ 25,19%; Ngoài ra còn một phần diện tích đất đƣợc dùng vào trồng cỏ trong chăn nuôi chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ với 4,15 ha.
Đối với đất trồng lúa thì diện tích vẫn đƣợc duy trì trên 3000 ha và ít có nhiều biến động, năm 2000 là 3.046 ha, đến năm 2005 là 3.096 ha, tới năm 2011 là 3.194 ha và đến năm 2013 là 3.069 ha. Đối với đất trồng cây lâu năm thì diện tích biến động khá lớn và có xu hƣớng tăng qua các năm, năm 2000 là 364,29 ha, năm 2005 là 752,89 ha, năm 2011 là 1.102 ha và năm 2013 là 1364 ha.
* Đất phi nông nghiệp
Trong thời kỳ 2000 – 2013 đất phi nông nghiệp tăng 2.216,44 ha phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhƣ xây dựng khu dịch vụ du lịch Trƣờng Sơn tại xã Cà Dy, xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang và giải phóng mặt bằng xây dựng nhà máy xi măng Thạnh Mỹ,xây dựng và mở rộng các tuyến giao thông trong huyện nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14B, 14D và các đƣờng liên xã, liên thôn,tăng đất chuyển dẫn năng lƣợng của các tuyến đƣờng dây tải điện nhƣ: Sêkaman 3; Đăkmi 4; A Vƣơng; Za Hung… và xây dựng các tuyến giao thông nhƣ đƣờng tái định cƣ Pà Păng; Pa Rum A - xã Zuôih; đƣờng lên nhà máy thủy điện sông Bung 4, sông Bung 2…
57
* Đất chưa qua sử dụng
Diện tích đất chƣa sử dụng giảm mạnh trong những năm qua từ 87.168,24 ha xuống còn 69.555,87 ha vào năm 2005 và năm 2013 chỉ còn 26000 ha. Điều này thể hiện sự quan tâm của huyện vào việc khai thác đất đai để phát triển kinh tế. Hiện nay đất bằng chƣa sử dụng có diện tích 292,05 ha, tập trung nhiều ở các xã Zuôih, Cà Dy, La Dêê, Tà Pơơ. Còn lại là diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng.
Bảng 2.9: Tình hình đất nông nghiệp huyện Nam Giang
Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích TN (ha) 184.288,6 184.288,6 184.288,6 184.288,6 184.288,6 Diện tích đất NN 137.298,6 145.432,8 153.565,1 159.697,3 153.841,5 Đất SXNN (ha) 5184,5 5213,7 5240,6 5347,3 5415,9 Tỷ lệ đất SXNN so với DTĐTN (%) 2,81 2,83 2,84 2,90 2,93 DT đất SXNN bình quân/hộ (ha) 1,02 1,04 0,99 0,97 0,95 Hệ số SD đất (lần) 1,26 1,32 1.28 1,35 1,37
(Nguồn:Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Nam Giang và tính toán dựa trên số liệu NGTK huyện)
Theo kết quả thống kê diện tích đất nông nghiệp của huyện trong thời gian qua tăng từ 94.251,93 ha (năm 2000) lên 111.378,43 ha (năm 2005) và 153.841,5 ha (2013). Do đặc điểm tự nhiên là một huyện miền núi nên trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 3,52% năm 2013, chủ yếu là diện tích đất lâm nghiệp. Tỷ lệ đất sản xuất nông nghiệp so với diện tích đất tự nhiên trong giai đoạn 2009 đến 2013 tăng từ 2,81% lên 2,93%. Diện tích đất SXNN bình quân trên hộ giảm từ 1,02
58
ha vào năm 2009 xuống còn 0,95 ha vào năm 2013. Hệ số sử dụng đất thấp, từ 1,26 năm 2007 lên đến 1,37 năm 2013.
Nhìn chung, huyện Nam Giang có tiềm năng về đất đai rất lớn nhƣng trong những năm qua việc sử dụng đất chƣa thực sự đem lại hiệu quả cao. Diện tích đất bằng chƣa sử dụng còn nhiều, có thể khai hoang đƣa và sử dụng trồng lúa. Diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng có thể chuyển sang thành đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm và đất lâm nghiệp. Việc khai thác tiềm năng đất đai cho ngành nông nghiệp luôn đƣợc quan tâm thực hiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đầu tƣ xây dựng hạ tầng nông nghiệp nông thôn làm cho bộ mặt ngành nông nghiệp của huyện có nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên do chế độ canh tác chƣa hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng đất của ngành chƣa cao.
b. Lao động
Lực lƣợng dân số trong độ tuổi lao động tính đến năm 2013 là 14.376 ngƣời, chiếm 57,58% số dân. Tổng số lao động trong các ngành kinh tế là 16.469 ngƣời chiếm 66,85% dân số huyện. Trong đó, đa số là lao động trong nông nghiệp với 13.131 ngƣời chiếm 80% tổng số lao động.
Bảng 2.10: Tình hình lao động trong nông nghiệp huyện Nam Giang
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng số LĐ Ngƣời 12.603 13.201 14.015 14.036 14.966 15.603 16.496 2. LĐ trong NN Ngƣời 10.385 10.785 11.543 11.423 12.033 12.576 13.131 Tỷ lệ so với tổng lao động % 82,4 81,7 82,3 81,4 80,4 80,6 79,6 3.Số LĐ/ha đất NN Ngƣời/ha 0,088 0,086 0,084 0,078 0,078 0,078 0,085 4.Số LĐ/ha đất SXNN Ngƣời/ha 2,12 2,15 2,22 2,19 2,29 2,35 2,42
59
Cơ cấu lao động chƣa có sự chuyển dịch đáng kể, tổng số lao động trong nông nghiệp có xu hƣớng tăng từ 10.385 ngƣời năm 2007 lên 13.131 ngƣời năm 2013. Mức độ sử dụng lao động bình quân 1ha đất nông nghiệp từ 0,078 – 0,086 lao động/ha và đối với đất sản xuất nông nghiệp là 2,12 – 2,42 lao động/ha.
Lao động trong nông nghiệp trên địa bàn có trình độ dân trí, văn hóa còn thấp, có tập quán sản xuất còn lạc hậu, ít siêng năng, cần cù trong sản xuất, thƣờng có tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại vào chính quyền nên trong lao động năng suất và kết quả thƣờng không cao.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành nghề
Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý, tỷ trọng lao động trong nông, lâm nghiệp chiếm quá cao trên 80%, lao động các ngành công nghiệp, dịch vụ còn thấp dƣới 20%. Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang ngành khác còn chậm do nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu do công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thƣơng mại, du lịch chƣa phát triển.
c. Vốn đầu tư
60
dựng công trình hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ hộ nghèo về giống cây trồng, vật nuôi, vật tƣ và công cụ máy móc phục vụ sản xuất, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả...cũng đã góp phần quan trọng vào phát triển ngành nông nghiệp.
Hỗ trợ cho vay vốn các chƣơng trình, dự án: từ nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, vốn giải quyết việc làm...đã khuyến khích hộ nông dân mở rộng đầu tƣ, tăng số lƣợng đàn gia súc.
Nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh chủ yếu từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Trong năm 2013 số hộ nông dân vay vốn để phục vụ sản xuất từ ngân hàng chính sách xã hội huyện là 807 hộ với số tiền là 14.543 tỷ đồng. Nguồn vốn vay đƣợc nông dân dùng vào đầu tƣ phát triển kinh tế vƣờn, kinh tế trang trại, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất... nhờ đó sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển.
Nguồn vốn ngân sách của huyện và của tỉnh phân bổ về chủ yếu phục vụ thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả nhƣ mô hình phát triển lai tạo đàn heo rừng thuần và heo cỏ (địa phƣơng ), trạm kỹ thuật nông lâm huyện triển khai thực hiện (nguồn ngân sách huyện ); 12 mô hình (các xã, thị trấn) kinh phí hỗ trợ 200 triệu đồng/ một địa phƣơng, nội dung thực hiện Nghị quyết 03- NQ/HU; Nghị quyết 09/ NQ-HĐND về thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trên địa bàn huyện (nguồn ngân sách huyện). Ngoài ra ngân sách cũng hỗ trợ kinh phí cho các hộ nông dân bị thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp.
+Hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi có gia súc chết do dịch bệnh xã LaÊ, Chơchun (theo Quyết định 4243/QQĐ-UBND ngày 20/12/2012 của UBND tỉnh: 134.500.000đ/ 38 hộ; trong đó: tỉnh hỗ trợ: 94.150.000 đ; ngân sách huyện hỗ trợ: 40.350.000 đ).
61
+ Hỗ trợ kinh phí gia súc chết rét vụ Đông Xuân 2011-2012 (xã Tàbhing, Đắc tôi, La dê): 79.400.000đồng (từ nguồn ngân sách tỉnh).
+ Hỗ trợ 200 triệu/ xã, thị trấn; từ nguồn kinh phí huyện thực hiện các mô hình chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi theo Nghị quyết 03/HU của huyện ủy; 09/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân huyện.
Hộ nghèo đƣợc hỗ trợ vay vốn ƣu đãi tạo điều kiện cho ngƣời nghèo phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, địa bàn có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tỷ lệ hộ nghèo cao, do đó nhu cầu hỗ trợ, đầu tƣ quá lớn, trong đó định mức vốn các dự án của chƣơng trình còn thấp nên đến nay so với chỉ tiêu đề ra của chƣơng trình kết quả là thấp.
Nhìn chung, nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu từ các chƣơng trình hỗ trợ từ nguồn ngân sách của huyện và tỉnh. Ngoài ra, ngƣời dân còn tự vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp thông qua Ngân hàng chính sách của huyện và Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Do điều kiện khó khăn, thiếu các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu vào cho sản xuất quá cao, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ thiếu cơ sở chế biến giá cả biến động, ngƣời dân thiếu kiến thức sản xuất, thời gian vay vốn ngắn, do đó nhu cầu và hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. Trong vốn ngân sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp thì điều tra xác định đối tƣợng thiếu chính xác, cộng thêm sự thay đổi trong chuẩn nghèo nên nguồn vốn cấp chƣa đáp ứng so với nhu cầu của huyện. Các nguồn vốn đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp từ bên ngoài vào huyện còn khá thấp.
d.Tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Sản xuất ruộng lúa nƣớc theo phƣơng pháp cải tiến (SRI) trên đồng ruộng, thôn Đồng Râm thị trấn Thạnh Mỹ; thôn Pà Rồng xã Tà Bhing; La Bơ A, La Bơ B xã Chà Vàl. Sản xuất ruộng lúa nƣớc kết hợp công cụ sạ hàng và
62
bón phân vi sinh các xã: La Dê; Tà Bhing;
Huyện đã phối kết hợp cơ sở dạy nghề (trƣờng trung cấp nghề thanh niên dân tộc - miền núi Quảng Nam), triển khai công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn: 11lớp/385 học viên / 9 xã; kinh phí 405 triệu. Tập trung chủ yếu các nghề: Trồng lúa năng suất cao; trồng, chăm sóc khai thác mủ cao su; nuôi cá nƣớc ngọt trong ao; nuôi và phòng trị cho trâu, bò, lợn và gia cầm.
Từ nguồn khoa học công nghệ, phòng kinh tế - hạ tầng; phối hợp Hội nông dân huyện đã triển khai mô hình trồng chuối cấy mô tập trung cho 10 hộ nông dân 02 xã Tà Pơ và Tà Bhing (số lƣợng: 1000 cây/ 72 triệu; triển khai 02 điểm/ 1 điểm 5 hộ). Tập huấn chuyển giao KHCN lĩnh vực nông lâm nghiệp; hỗ trợ máy công cụ nhỏ ( máy cày tay, máy phát rẫy, lò rèn… cho nông dân 04 địa phƣơng, theo điểm Nghị quyết 03-NQ/HU ( Thạnh Mỹ, La dê, Cà Dy, Tàbhing )…
Trạm kỹ thuật Nông Lâm huyện đã chủ động phối hợp các địa phƣơng ( La Ê; Chơ Chun, Đắc Tôi ) tập huấn đầu bờ cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi; hỗ trợ kịp thời 10 tấn lúa giống OM4900; giống rau các loại; 10 công cụ sạ hàng các địa phƣơng (Tà Bhing, La Dê, thôn Đồng Râm Thạnh Mỹ ) từ nguồn hỗ trợ của Trung Ƣơng và phòng NN&PTNT, phục vụ sản xuất Đông Xuân 2013-2014 và Hè Thu 2014.
Hỗ trợ giống cây trồng: 596.183 cây ( Mít ruột đỏ 5.488 cây; Xoài Hòa Lộc 5.496 cây; Bòn Bon Thái 5.488 cây; Keo tai tƣợng 579.711 cây (tƣơng đƣơng 231 ha) cho các hộ thuộc vùng đệm Khu rừng Đặc dụng Sông Thanh (từ nguồn Chƣơng trình hỗ trợ có mục tiêu do Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh cấp đầu năm 2014).
Triển khai mô hình nuôi heo cỏ địa phƣơng số lƣợng: 220 con/110 hộ (phƣơng thức nuôi trực tiếp đến hộ; mỗi hộ đƣợc chọn: 02 con) tại các địa
63
phƣơng: Đắc Tôi; Chà Vàl; Ladê; Laê. Phát triển đàn bò giống địa phƣơng (số lƣợng: 10con) phƣơng thức nuôi tập trung theo nhóm hộ (10 hộ/ nhóm), tại thôn Pa Lan, xã LaÊ… qua đánh giá ban đầu đem lại hiệu quả, ngƣời dân trên địa phận hƣởng ứng, đề nghị tiếp tục đầu tƣ, hỗ trợ, nhân ra diện rộng trên địa bàn xã.
Chƣơng trình chuyển giao kỹ thuật: hàng năm tập huấn cho hàng ngàn lƣợt ngƣời tham gia chuyển giao kỹ thuật, tham gia các loại giống cây có năng suất cao; đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất và đời sống của nông dân; từ đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thâm canh tăng vụ cho năng suất cao.
Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển sản xuất trên địa bàn luôn đƣợc quan tâm nhƣ tin học, nông, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ thƣơng mại, quản lý…Nhiều chƣơng trình, dự án đƣợc vận dụng vào thực tế phục vụ sản xuất nhằm nâng cao nâng suất chất lƣợng sản phẩm và tăng hiệu quả. Các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp, đổi mới giống cây trồng vật nuôi đƣợc áp dụng đã làm tăng năng suất. Tuy nhiên, do vốn đầu tƣ từ các nguồn đối với địa bàn để chuyển giao và đổi mới công nghệ còn hạn chế, giao thông và địa bàn còn nhiều cách trở nên việc ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến trong các lĩnh vực sản xuất còn khó khăn, kết quả của việc ứng dụng vẫn còn hạn chế.