6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Tăng cƣờng thâm canh trong nông nghiệp
Thực trạng, trong điều kiện diện tích đất đai ở nơi chƣa khai thác, sử dụng hết cộng với việc vốn đầu tƣ còn ít, cơ sở vất chất và kỹ thuật nhiều hạn chế, điệu kiện canh tác khó khăn... nên phƣơng thức quảng canh vẫn có ý
100
nghĩa kinh tế nhất định ở một số vùng, một xã trên địa bàn huyện Nam Giang. Nhƣng về lâu dài, SXNN huyện phải phát triển theo hƣớng thâm canh.
Thâm canh là con đƣờng chủ yếu, là giải pháp chính để tăng sản lƣợng nông nghiệp của huyện. Thâm canh nông nghiệp ở huyện trong những năm tới phải hƣớng tới đạt mức trung bình khá về trình độ công nghệ và về thu nhập trên đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Để tăng cƣờng thâm canh nông nghiệp cần chú ý một số giải pháp sau: - Nâng cao chất lƣợng công tác xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch PTNN gắn với nhu cầu thị trƣờng. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu SXNN hợp lý theo khuynh hƣớng tăng tỷ lệ diện tích những cây trồng và tỷ lệ loại gia súc mà từ đó đem lại nhiều sản phẩm hơn trên đơn vị diện tích. Đối với ngành trồng trọt, phải từng bƣớc tăng tỷ trọng các cây trồng khác, đặc biệt những cây trồng có giá trị kinh tế cao phục vụ xuất khẩu mang lại hiệu quả cao, tăng tỷ trọng sản xuất cây thức ăn cho gia súc.
- Thực hiện và quản lý tốt quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng nông thôn mới làm cơ sở tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn để đẩy mạnh thâm canh, bảo đảm cho thâm canh có chất lƣợng mới và nội dung kỹ thuật mới. Trƣớc hết là chuyển đổi ruộng đất từng bƣớc xây dựng hệ thống đồng ruộng hợp lý; hoàn chỉnh các hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có; quản lý khai thác và sử dụng tốt nguồn nƣớc phục vụ thâm canh; xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, giao thông nội đồng thuận lợi cho việc vận chuyển vật tƣ, cho hoạt động canh tác, thu hoạch, tiêu thụ nông sản.
- Đẩy mạnh việc áp dụng những thành tựu tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến và những kinh nghiệm, sáng kiến của quần chúng nhân dân, vì đây là điều kiện có tính chất quyết định để nâng cao hiệu quả của thâm canh nông
101
nghiệp. Tiếp tục nhân rộng, phổ biến các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã có kết quả nhƣ: mô hình canh tác trên đất dốc, mô hình nông lâm, nông thủy sản, nông lâm thủy sản kết hợp, mô hình canh tác lúa nƣớc bón phân vi sinh, mô hình nuôi bò thịt, nuôi heo lai, heo cỏ địa phƣơng, nuôi gà thả vƣờn, thả đồi...
- Tăng cƣờng xã hội hóa công tác sản xuất và cung ứng giống nhằm phát triển hệ thống sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi ở địa phƣơng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Từng bƣớc hoàn thiện hệ thống giống và nâng cao chất lƣợng giống. Nhanh chóng tiếp cận, áp dụng thành tựu giống mới để có sự tăng trƣởng vƣợt bậc về năng suất và chất lƣợng. Tranh thủ du nhập những giống tốt ở bên ngoài, đồng thời tăng cƣờng chọn lọc, lai tạo, nhân giống... để tạo ra các hệ thống giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện địa phƣơng, có khả năng phát triển, canh tác, thu hoạch thuận lợi, năng suất cao, bảo quản lâu, có giá trị gia tăng khá, dễ tiêu thụ...
- Thực hiện gieo trồng đúng thời vụ để cây trồng đƣợc sinh trƣởng, phát triển và phát dục trong điều kiện thích hợp nhất, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hƣởng xấu của thời tiết, đặc biệt là né tránh những tác hại của thiên tai gây ra, từ đó tạo điều kiện phát triển ra hoa, kết quả tốt nhất và đạt năng suất cao. Tận dụng tối đa những điều kiện ƣu đãi của tự nhiên để giảm chi phí đầu tƣ và công sức chăm sóc mà cây trồng vẫn phát triển thuận lợi, năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt.
- Giải quyết tốt vấn đề phân bón là biện pháp quan trọng của thâm canh nông nghiệp. Việc tăng cƣờng phân bón không những có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, còn có ảnh hƣởng đến khả năng của cây trồng trong việc hạn chế tác hại của thiên tai, tăng chất lƣợng và giá trị của sản phẩm. Vì vậy, trong quá trình thâm canh cần bảo đảm đủ số lƣợng, chất lƣợng cao và cơ cấu phân bón hợp lý bao gồm cả phân hữu cơ và phân vô cơ. Đồng thời phải thực
102
hiện chế độ bón phân có căn cứ khoa học phù hợp với từng loại đất và từng giai đoạn phát triển của cây trồng.
- Công tác bảo vệ cây trồng, cây trồng là vấn đề quan trọng đối với SXNN nói chung và thâm canh nông nghiệp nói riêng. Điều kiện khí hậu và thời tiết ở địa phƣơng rất dễ phát sinh, phát triển và lây lan sâu bệnh, dịch bệnh, ảnh hƣởng đến sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm, gây thiệt hại lớn cho SXNN. Do đó, phải làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh dựa trên việc nắm vững quy luật diễn biến của khí hậu thời tiết và quy luật phát sinh, phát triển của sâu bệnh, dịch bệnh để tìm biện pháp hiệu quả. Phòng trừ sâu bệnh và dịch bệnh phải kết hợp hợp lý biện pháp hóa học, sinh vật học và các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Tăng cƣờng áp dụng các phƣơng pháp sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả của thâm canh, nhất là việc sử dụng máy móc để cày bừa, gieo cấy, bón phân, làm cỏ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế... Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa để hình thành các cánh đồng mẫu lớn thuận tiện cho việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Quan tâm đầu tƣ, nâng cấp, bảo trì, bảo dƣỡng, tu bổ thƣờng xuyên thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ SXNN.