6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 288.611 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp (nông, lâm, thủy sản) là 157.095 triệu đồng; công nghiệp, xây dựng 32.031 triệu đồng; thƣơng mại, dịch vụ 99.485 triệu đồng. Theo số liệu tại bảng 2.3, ta nhận thấy rằng tổng giá trị sản xuất (tính theo giá cố định 1994) của huyện đã tăng từ 51.998 triệu đồng năm 2007 lên 69.727 triệu đồng năm 2010 (gấp 1,32 lần so với năm 2007) và tổng giá trị
44
sản xuất (tính theo giá cố định năm 2010) tăng từ 197.455 triệu đồng năm 2010 lên 288.611 năm 2013 (gấp 1,46 lần so với năm 2010).
Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trƣởng phân theo nhóm ngành
Chỉ tiêu Theo giá cố định 1994 Theo giá cố định 2010 Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%) 2007 2010 2010 2013 2007 - 2010 2010 - 2013 1. NN 37.370 44.293 126.810 157.095 5,9 7,4 2. CN - XD 4.446 7.006 17.573 32.031 16,3 22,1 3. TM - DV 10.182 18.428 53.072 99.485 21,8 23,3 Tổng cộng 51.998 69.727 197.455 288.611 10,2 13,4
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Nam Giang)
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng bình quân giá trị sản xuất trên địa bàn huyện có tăng lên từ 10,2%/năm giai đoạn 2007- 2010 lên 13,4%/năm giai đoạn 2010 – 2013. Trong đó, trong những năm gần đây từ 2010 - 2013 ngành CN – XD có tốc độ tăng trƣởng bình quân là 22,1%/ năm; ngành TM – DV là 23,3 %/năm; ngành NN là 7,4%/năm.
Nhìn chung, giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp vẫn rất lớn so với tổng, cho thấy vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Giang. Những năm qua, huyện Nam Giang tập trung đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ sở tầng, giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn có bƣớc phát triển đáng kể; tốc độ tăng trƣởng bình quân giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2010 là 5,9% lên 7,4% trong giai đoạn 2010 – 2013. Có thể thấy ngành CN-XD và TM-DV có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao hơn ngành Nông nghiệp tuy nhiên 2 ngành này lại thƣờng xuyên biến động
45
do phụ thuộc lớn vào nguồn vốn đầu tƣ và tác động kinh tế - xã hội từ bên ngoài và cũng chƣa thực sự tạo nhiều việc làm cho nền kinh tế, nhất là thu hút việc làm từ nông nghiệp.
b. Cơ cấu kinh tế
Dựa vào biểu đồ 2.1 nhận thấy giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của huyện Nam Giang và có xu hƣớng giảm trong những năm trở lại đây nhƣng tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn ở mức cao 65,1% năm 2007 và đến năm 2013 đã giảm xuống còn 51,7%. Tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp sau khi giảm mạnh xuống còn 5,8% năm 2010 thì đang có xu hƣớng tăng dần trong những năm trở lại đây đến năm 2013 đã tăng lên 12,9%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thƣơng mại dịch vụ đang có xu hƣớng tăng dần, trong năm 2007 tỷ trọng của ngành chỉ có 25,2% thì đến năm 2013 đã tăng lên 35,4%.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng GTSX các ngành của Huyện Nam Giang qua các năm
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện Nam Giang bƣớc đầu có sự chuyển dịch theo chiều hƣớng tích cực tăng dần tỷ trọng ngành CN – XD và
46
ngành TM – DV, giảm tỷ trọng ngành NN. Tuy nhiên sự dịch chuyển này diễn ra còn chậm, trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
c. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
- Giao thông
Huyện Nam Giang hiện có hai tuyến đƣờng sông đang hoạt động phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa đó là tuyến từ Thạnh Mỹ đi Đại Sơn dài 3km và tuyến Thạnh Mỹ đi thị trấn Ái Nghĩa huyện Đại Lộc dài 48km. Trong năm 2011 đã vận chuyển đƣợc 1875 hành khách và 2380 tấn hàng hóa bằng đƣờng thủy. Hiện trạng bến xe tại thị trấn Thạnh Mỹ cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc đầu tƣ, diện tích hẹp, hiệu quả khai thác, giao lƣu hàng hóa và hành khách trên địa bàn rất thấp. Một ngày có khoảng 2 chuyến vận tải hàng hóa từ Đại Lộc, Đà Nẵng đi Chà Vàl, Tà Bhinh, chủ yếu là lƣơng thực, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt, đời sống.
Hệ thống giao thông đối ngoại của huyện Nam Giang tƣơng đối thuận lợi. Tuy nhiên, tình hình giao thông vận tải của huyện còn rất khó khăn, đặc biệt là vào mùa mƣa bão đi lại khó khăn. Mặc dù, hệ thống giao thông của huyện đã đƣợc Trung ƣơng và địa phƣơng chú trọng đầu tƣ và nâng cấp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng nhƣng tình trạng giao thông vận tải vẫn còn khó khăn, hệ thống giao thông đối nội chƣa có tính kết nối các khu vực, mặt cắt giao thông hẹp, chất lƣợng mặt đƣờng xấu. Vẫn còn có xã chƣa có đƣờng ôtô đến trung tâm, chƣa đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn huyện có tất cả khoảng 464 km đƣờng bộ (kể cả tuyến quốc lộ, huyện lộ, đƣờng đô thị, đƣờng xã và các tuyến đƣờng phục vụ an ninh quốc phòng). Trong đó có 178 km là đƣờng nhựa; 126 km đƣờng bê tông, đá; 160 km đƣờng đất. Đến nay đã có 11/12 xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã nhƣng chỉ có 8 xã là đi đƣợc trong mùa mƣa.
47
- Thuỷ lợi
Toàn huyện đã xây dựng đƣợc 75 công trình với công suất 247,2 ha kể cả công trình do dân tự làm. Đa số các công trình này là công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ với nhiều loại hình kiên cố và bán kiên cố. So với công suất thiết kế, công suất tƣới thực tế chỉ đạt từ 60%-65%.
Năng lực phát huy của các công trình thủy lợi nhìn chung còn thấp so với công suất thiết kế, các công trình xây dựng (trƣớc năm 1996) thiếu đồng bộ, hầu hết chỉ đầu tƣ cụm đầu mối, kênh chính, nhƣng hệ thống kênh cấp 2 và kênh nội đồng, công trình trên kênh chƣa đƣợc đầu tƣ hoặc xây dựng dở dang, kém chất lƣợng, công tác khai hoang xây dựng đồng ruộng không đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, sự phối hợp các ngành chƣa đồng bộ, có những công trình sau khi xây dựng xong không bố trí sắp xếp dân cƣ, do đó việc khai thác kém hiệu quả. Một số công trình tạm thời, tiểu thủy nông do dân tự làm nhà nƣớc hỗ trợ, không đảm bảo tƣới ổn định, đặc biệt thƣờng vào mùa khô không đủ nƣớc tƣới, vào mùa mƣa bị lũ cuốn trôi.(Xem thêm phụ lục 3)
- Cấp điện
Nguồn điện sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân trong toàn huyện cũng nhƣ thị trấn đƣợc lấy từ trạm biến áp trung gian: 110kV Thạnh Mỹ, quy mô công suất 2x40MVA, cấp điện áp 110/35/22kV, đƣa vào vận hành máy 1 năm 2006. Trạm 110kV Sông Giằng, quy mô công suất 1x40MVA, cấp điện áp 110/35kV, đƣa vào vận hành năm 2009. Toàn huyện đã có 90% số hộ đã đƣợc sử dụng điện từ các trạm 22/0,4kV. Mạng lƣới 0,4kV dùng phục dân cƣ là mạng 3 pha 4 dây cáp vặn xoắn (50%) đã thi công số còn lại đang xuống cấp, trụ tạm của dân đƣa vào sử dụng đƣợc lấy từ các trạm biến áp.
Một số khu vực, đặc biệt ở các thôn có đƣờng nhỏ hẹp, vùng sâu, vùng xa mạng lƣới 0,4kV phục vụ sinh hoạt chƣa đi đến từng hộ dân mà chỉ là
48
mạng lƣới tạm dùng các loại dây mang tính chất phục vụ tạm thời, một số thôn xa xôi hẻo lánh hiện nay vẫn chƣa có điện lƣới quốc gia, ngƣời dân đang sử dụng máy phát tubin cấp điện cho nội bộ gia đình.
- Mạng lưới bưu chính - viễn thông:
Phát triển rất nhanh, cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Số máy điện thoại tƣ nhân chiếm đa số, trên địa bàn đã có 2 tổng đài điện tử, 8 bƣu điện văn hoá xã, số máy điện thoại đạt cao, có 12/12 xã, thị trấn có điện thoại cố định, đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp.
Nhìn chung, trong những năm qua, cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế xã hội của huyện đã đƣợc quan tâm đầu tƣ mở rộng nâng cấp nhƣng còn nhiều hạn chế và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của huyện. Trong 4 năm trở lại đây từ năm 2010 đến năm 2013 huyện Nam Giang chủ trƣơng xây dựng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, trong đó giao thông nông thôn đƣợc ƣu tiên hàng đầu để mở đƣờng thoát nghèo cho bà con khu vực vùng núi, vùng biên giới. Bắt đầu triển khai xây dựng NTM, huyện Nam Giang chọn 2 xã điểm Tà Bhing và La Dê để làm trƣớc. Ngoài các dự án giao thông đƣợc đầu tƣ từ trƣớc, huyện đã tập trung nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn khác, nhƣ vốn Chƣơng trình 134,135, để làm đƣờng bê tông nông thôn tại 2 xã điểm Tà Bhing và La Dê. Nhờ thế, sau 3 năm triển khai thực hiện, đến nay đƣờng liên thôn, liên xã tại 2 địa phƣơng này đạt gần 80%. Ngoài ra, nhiều công trình thủy lợi, điện, trƣờng học, cơ sở vật chất khác cũng đƣợc địa phƣơng quan tâm đầu tƣ đồng bộ.
d. Thị trường
Đối với thị trƣờng đầu vào trong nông nghiệp nhƣ mua bán các loại vật tƣ, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giống cây trồng, vật nuôi... chủ yếu đƣợc thực hiện ở trung tâm huyện lỵ, thị trấn Thạnh Mỹ và trung tâm các xã do có giao thông thuận lợi và hạ tầng thƣơng mại
49
dịch vụ đáp ứng. Tuy nhiên do các cửa hàng, cơ sở cung ứng hàng hóa, vật tƣ còn qua nhiều khâu trung gian nên giá cả cao, thiếu ổn định, chƣa đáp ứng kịp thời cho sản xuất nông nghiệp. Máy móc, thiết bị phục vụ SXNN nhiều nơi chƣa đƣợc bán trực tiếp tại địa bàn mà khi có nhu thì ngƣời dân phải đến các chợ trung tâm vùng, hoặc về thị trấn huyện lỵ, thậm chí phải vào các huyện lân cận nhƣ huyện Đại Lộc hay xuống thành phố Đà Nẵng mới có thể mua đƣợc, song giá cả nhìn chung chƣa phù hợp với thu nhập nên khả năng mua đối với nông dân rất hạn chế.
Đối với thị trƣờng đầu ra, một số mặt hàng đặc sản nhƣ ƣơi, bòn bon, tà vạt…đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng nhƣng do thu hoạch theo mùa vụ, sản lƣợng lại phân tán nên không chủ động đƣợc thị trƣờng, giá cả thƣờng bấp bênh. Nhìn chung, thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là đáp ứng nhu cầu ngƣời dân tại huyện, một phần phục vụ nhu cầu cho ngƣời dân trong tỉnh thông qua các thƣơng lái chủ yếu đến từ huyện Đại Lộc thu mua và các sản phẩm nguyên liệu do các thƣơng lái thu mua nên thƣờng xuyên bị ép giá.