Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của huyện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 73 - 76)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của huyện

Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của huyện thời gian qua đƣợc thể hiện ở những điểm sau:

Đối với đầu tƣ máy móc vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp, tuy đã cótập huấn chuyển giao KHCN lĩnh vực nông lâm nghiệp và hỗ trợ máy công cụ nhỏ ( máy cày tay, máy phát rẫy) song đa phần các khâu trong sản xuất nhƣ làm đất, gieo cấy, thu hoạch, làm khô...vẫn còn thủ công.

Nông dân triển khai thực hiện tốt các mô hình sản xuất nông nghiệp đã cho hiệu quả nhƣ: Mô hình sản xuất lúa nƣớc theo phƣơng pháp cải tiến (SRI ) ở thôn Đồng Râm, Pà Rồng, La bơ B: 0,6 ha; bình quân 45 tạ/ha. Sản xuất lúa nƣớc kết hợp bón phân vi sinh: Thôn Đồng Râm 3 ha; thôn Pà Rồng 3 ha; năng suất bình quân 45 tạ/ ha; thôn Pà Rồng xã Tà Bhing; La Bơ A, La Bơ B xã Chà Vàl.

Về kỹ thuật thâm canh theo phƣơng pháp 3 giảm, 3 tăng đã đƣợc triển khai sản xuất ruộng lúa nƣớc mô hình thâm canh lúa “ 3 giảm, 3 tăng ” kết hợp công cụ sạ hàng ( cánh đồng thôn Đồng Râm- Thạnh Mỹ ) đã cho năng suất bình quân 2 vụ/ năm: 50 tạ/ ha. Phƣơng pháp thâm canh 3 giảm, 3 tăng không chỉ đem lại lợi ích là giảm chi phí, tăng năng suất đất đai, mà còn đem lại lợi ích bảo vệ môi trƣờng, tăng chất lƣợng nông sản. Mô hình: “3 giảm, 3 tăng” là tiến bộ kỹ thuật, nhằm quản lý dinh dƣỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa một cách khoa học. 3 giảm trong sản xuất lúa tức là phải: Giảm lƣợng giống gieo sạ; Giảm lƣợng thuốc trừ sâu bệnh; Giảm lƣợng phân đạm.Với

65

lƣợng giống gieo sạ cao trƣớc tiên sẽ làm tăng chi phí tiền giống, thứ hai sẽ làm tăng mật độ cây/diện tích, việc tăng mật độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu bệnh trên ruộng lúa, hao tốn thêm số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Khi sử dụng công cụ sạ hàng thì lƣợng giống gieo giảm xuống . Yếu tố giảm thứ 2 là lƣợng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu bà con gieo sạ đúng liều lƣợng, bón phân cân đối - hợp lý, thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt hơn. Yếu tố thứ 3 cần giảm đó là cần giảm lƣợng phân đạm, vì phân đạm làm cho lúa sinh trƣởng nhanh nhƣng nếu bón quá lƣợng phân đạm so với nhu cầu của cây lúa, thì không những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh dƣỡng dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất. Khi áp dụng 3 giảm thì năng suất không giảm, mà có chiều hƣớng tăng và điều chính yếu là tăng lợi nhuận cho ngƣời nông dân trồng lúa. Còn 3 tăng là: Tăng năng suất lúa; Tăng chất lƣợng lúa gạo; Tăng hiệu quả kinh tế. Áp dụng tốt Chƣơng trình “3 giảm” và 3 yếu tố tăng kể trên, thì việc tăng hiệu quả kinh tế cho ngƣời trồng lúa rất dễ dàng đạt đƣợc.

Ngoài ra, từ tháng 5 – 10 năm 2014 huyện đã triển khai thành công và hiệu quả mô hình sử dụng chế phẩm sinh học sản xuất phân hữu cơ phục vụ cho lúa nƣớc. Kết quả cho thấy mô hình thực sự phù hợp với đồng bào miền núi huyện Nam Giang, giúp bà con tận dụng đƣợc rơm rạ vụ đông xuân và những nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng miền núi. Sau gần 5 tháng triển khai mô hình, qua so sánh diện tích sản xuất có ủ men vi sinh thì năng suất đạt 44 tạ/ha tăng 14 tạ/ha, trong quá trình sản xuất thì ruộng lúa của mô hình sinh trƣởng phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn. Hiệu quả của mô hình đem lại là giúp năng suất lúa cao hơn, đồng thời giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của ruộng lúa.

Tình hình thâm canh trong nông nghiệp thời gian qua đã từng bƣớc cải thiện, góp phần đƣa năng suất và sản lƣợng các loại cây trồng tăng lên song

66

so với bình quân cả tỉnh thì năng suất các loại cây trồng tại huyện Nam Giang vẫn còn ở mức thấp.

Bảng 2.11: Năng suất một số loại cây trồng

ĐVT(tạ/ha) 2009 2010 2011 2012 2013 Lúa 19,25 19,42 19,26 19,46 19,01 Ngô 12,02 12,33 13,37 13,82 13,31 Sắn 73,77 74,00 75,04 79,67 79,33 Khoai Lang 23,8 31,35 31,15 31,05 31,67 Lạc 7,6 8,61 10,13 10,26 10,62 Mía 72,15 73,52 75,36 77,27 83,40

(Nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Nam Giang)

Tuy nhiên, vấn đề thâm canh trong nông nghiệp còn khá nhiều hạn chế nhƣ việc đầu tƣ vào cơ giới hóa vào các khâu sản xuất còn ở mức thấp, lực cản của vấn đề này về cơ bản vẫn do lực lƣợng lao động trong nông nghiệp còn quá nhiều và phƣơng thức sản xuất của đồng bào dân tộc. Trong trồng cây lƣơng thực, đa số đồng bào vẫn giữ thói quen tập quán canh tác lạc hậu vẫn tồn tại, với việc cơ sở hạ tầng nông thôn chƣa thực sự tốt, công tác dồn điền đổi thửa mới chỉ bắt đầu ở chủ trƣơng, các cánh đồng mẫu lớn còn hiếm, việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp hạn chế nên năng suất và hiệu quả sản xuất còn thấp. Trên địa bàn huyện chƣa có vùng nào áp dụng gieo trồng, bón phân, làm cỏ, bảo vệ thực vật bằng máy và còn khá nhiều diện tích ruộng lúa chƣa đƣợc đảm bảo về dịch vụ thủy nông. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ SXNN đã đƣợc quan tâm đầu tƣ nhƣng thiếu bảo trì, bảo dƣỡng, tu bổ thƣờng xuyên nên xuống cấp nhanh chóng, điển hình nhƣ hệ thống kênh dẫn trên địa bàn huyện hầu hết là kênh đất do ngƣời dân tự làm đã lâu và đến nay đã xuống cấp, gây thất thoát nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến việc dẫn nƣớc đến

67

các khu vực sản xuất, không đảm bảo diện tích tƣới tiêu (Xem thêm Phụ lục 4)

ảnh hƣởng đến quá trình thâm canh trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)