6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp
a. Kinh tế trang trại
Việc chú trọng đầu tƣ phát triển kinh tế trang trại là hƣớng đi phù hợp, là bƣớc đột phá để tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nam Giang. Có thể nói kinh tế trang trại hiện đang đƣợc xem là thế mạnh của huyện và trong những năm gần đây mô hình kinh tế trang trại đã có những bƣớc phát triển khá và bƣớc đầu thể hiện một số ƣu điểm và đƣợc huyện hết sức quan tâm và hỗ trợ.
Kinh tế trang trại ở huyện Nam Giang trong những năm gần đây có những bƣớc phát triển nhanh đặc biệt là các trang trại lâm nghiệp. Tuy nhiên,
50
số mô hình kinh tế trang trại tăng nhanh nhƣng vẫn chƣa phát triển tƣơng xứng so với tiềm năng của huyện. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ở các trang trại có bƣớc chuyển biến nhƣng còn rất nhiều hạn chế. Toàn huyện hiện có 22 trang trại đạt tiêu chí quy định gồm: 5 trang trại tổng hợp, 1 trang trại chăn nuôi, 16 trang trại lâm nghiệp (thị trấn Thạnh Mỹ 5 trang trại, xã Cà Dy 14 trang trại, xã Chà vàl 3 trang trại).
b. Hợp tác xã
Mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chƣa hình thành. Hiện tại, huyện đã có những tổ hợp tác nhƣng số lƣợng còn rất ít không đủ để làm cơ sở phát triển lên thành các hợp tác xã. Bên cạnh đó, các hộ nông dân ít vốn, chƣa thay đổi trong tƣ duy và ít hợp tác cùng nhau trong sản xuất. Một khía cạnh nữa là trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, không quen với việc hợp tác cùng nhau trong sản xuất.
Tóm lại, mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp rất khó phát triển ở huyện Nam Giang. Hiện tại huyện mới chỉ hình thành các tổ hợp tác, cho đến nay hợp tác xã trong nông nghiệp hiện vẫn chƣa có. Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, do Nam Giang là một huyện miền núi với dân số huyện đa số là các đồng bào dân tộc thiểu số, đất đai sản xuất lại nhỏ lẻ manh mún.
c. Doanh nghiệp nông nghiệp
Do điều kiện cơ sở hạ tầng chƣa đồng bộ cộng thêm nhiều yếu tố bất lợi nhƣ chất lƣợng lao động không cao, trình độ dân trí thấp, dịch vụ nông nghiệp chƣa phát triển nên chƣa đủ cơ sở thu hút đƣợc các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tƣ vào huyện.
Cho đến nay, chỉ có một doanh nghiệp là công ty cao su Nam Giang thành lập vào năm 2008 và đã trồng cây cao su đại điền trên địa bàn với quy
51
mô 733 ha (ở các xã Chà Vàl, La Dê, Đắc Tôi, Thạnh Mỹ, Cà Dy) và đang triển khai tại xã Tà Bhing...
d. Kinh tế nông hộ
Hộ nông dân vẫn là chủ thể chính của sản xuất nông nghiệp ở huyện Nam Giang. Theo số liệu thống kê, năm 2013 toàn huyện có 5323 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp và đang có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2007- 2013. Kinh tế nông hộ của huyện nhìn chung có quy mô nhỏ về diện tích đất đai cũng nhƣ vốn và lao động, sản xuất tự cung tự cấp. Ngoài ra các hộ thuộc các đồng bào dân tộc C‟Tu, Gié Triêng vẫn còn giữ thói quen tập quán sản xuất lạc hậu nên năng suất lao động thấp cùng với sức sản xuất hàng hóa còn kém.Các nông hộ vào thời điểm nông nhàn còn tham gia vào các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ sản xuất nông nghiệp nhƣ thu hoạch sơ chế nông sản...
Bảng 2.4: Tình hình các cơ sở sản xuất nông nghiệp huyện Nam Giang qua các năm
TT Cơ sở SXNN 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 01 Nông Hộ 4661 4745 4886 5019 5112 5215 5323
02 HTX 0 0 0 0 0 0 0
03 Trang trại 5 6 10 12 15 17 22
04 Doanh nghiệp 0 1 1 1 1 1 1
(Nguồn:Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nam Giang)
Nhìn chung, trong nông nghiệp huyện những năm qua, số hộ nông nghiệp ngày càng tăng. Giá trị SXNN chủ yếu do kinh tế hộ tạo ra.Hợp tác xã trong nông nghiệp vẫn chƣa có, số mô hình kinh tế trang trại tăng nhƣng chƣa phát triển tƣơng xứng với tiềm năng của huyện.
52