Phát huy vai trò của Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 114 - 116)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Phát huy vai trò của Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp

Để thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển nông nghiệp của huyện nói riêng, yêu cầu hàng đầu là phát huy đƣợc vai trò của nhà nƣớc trong quản lý, xây dựng chính sách, tổ chức triển khai thực hiện.

Trƣớc hết cần tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, năng lực triển khai thực hiện của hệ thống chính quyền từ huyện đến cơ sở về thực thi các chính sách của Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp. Làm tốt công tác tuyên truyền, phố biến chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng để đề ra chiến lƣợc phát triển nông nghiệp hợp lý cho huyện trong từng thời kỳ, từ đó tạo ra đƣợc sự phát triển bền vững và có tính kế thừa, tiếp nối giữa các giai đoạn. Tiếp tục tăng cƣờng năng lực nhận thức của cán bộ, đảng viên về phát triển nông nghiệp trong thời đại, xác định đƣợc tầm quan trọng và mối quan hệ hữu cơ giữa phát triển nông nghiệp với giải quyết các vấn đề xã hội đối với huyện miền núi Nam Giang. Trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu lớn đặt ra, các cấp, các ngành cần hoạch định các chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, kết hợp đồng bộ sự phát triển các ngành kinh tế khác. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, đội ngũ cán bộ có vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến thực hiện chính sách, tiếp cận đƣợc nhịp phát triển của kinh tế thị trƣờng, từ đó nhận định rút ra những bài học kinh nghiệm, định hƣớng chiến lƣợc và các phƣơng pháp tổ chức khoa học, lựa chọn biện pháp hợp lý trong điều kiện hộ nông dân và điều kiện phát triển nông nghiệp của huyện. Sự nhạy bén trong lựa chọn các mô hình sản xuất nông nghiệp hợp lý sẽ tạo ra động lực lớn cho hiệu quả kinh tế xã hội từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp ở huyện phải nằm trong mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung của địa phƣơng, huyện cần có các biện pháp kết hợp giữa các ngành,

106

các lĩnh vực, thành lập các ban chỉ đạo thực hiện các chính sách, các dự án lớn về phát triển nông nghiệp.

Việc khơi dậy, đƣa chính sách phát triển nông nghiệp đến nông dân và biến nó trở thành ý thức của ngƣời dân là vô cùng quan trọng, nếu chính sách nông nghiệp hợp lý với điều kiện của huyện, đƣợc sự tham gia hƣởng ứng tích cực của nhân dân thì sẽ thành công và ngƣợc lại. Do vậy, đi đôi với thực hiện chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, huyện cần có cơ chế vận dụng linh hoạt, phù hợp để nhận đƣợc sự đồng tình hƣởng ứng của nông dân. Trƣớc mắt cần tập trung tổ chức sắp xếp lại các nguồn lực, các điều kiện phát triển nông nghiệp để đề ra các chính sách hợp lý, dần dần hoàn thiện các chính sách phát triển nông nghiệp, trong những năm tới cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp của huyện.

Đảm bảo cho nông nghiệp nông thôn phát triển trong điều kiện tốt nhất. Để đảm bảo cho mục tiêu, định hƣớng của Nhà nƣớc thành công thì Nhà nƣớc cũng tạo mọi điều kiện tốt nhất để nông nghiệp phát triển nhƣ việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp, tăng lƣơng tiền đầu tƣ cho nông nghiệp, nghiên cứu tạo ra các giống mới nâng cao năng suất… Bên cạnh những việc tạo cơ sở hạ tầng thì Nhà nƣớc cũng có các chính sách ƣu tiên, khuyến khích các hộ nông nghiệp nhƣ: giảm thuế cho các mặt hàng nông phẩm, khen thƣởng cho các hộ gia đình sản xuất giỏi. Đồng thời Chính Phủ còn có các chƣơng trình trợ cấp cho các hộ nông dân vùng núi, vùng sâu, vùng xa tiến hành trợ giá nông sản cho các vùng đó. Vì tính chất của nông nghiệp ngày càng áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật nên cần phải có một đội ngũ quản lý, lao động có năng lực nhất định vì vậy Nhà nƣớc cần có những chính sách để nâng cao chất lƣợng nguồn lao động nhƣ: Mở các trƣờng đào tạo các cán bộ chuyên sâu về ngành nông nghiệp để phục vụ cho ngành.

107

Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật, đào tạo ngắn hạn cho các hộ nông dân để họ nâng cao sự hiểu biết.

Huyện cần xây dựng các chính sách về đất đai, có quy hoạch và cơ chế bảo vệ vững chắc đất trồng lúa, hoa màu, đất canh tác, có cơ chế sử dụng đất lâm nghiệp, đất vƣờn nhà, vƣờn đồi. Xây dựng hoàn chỉnh chính sách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Xây dựng cơ chế trên cơ sở chính sách về đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của huyện. Đề xuất chính sách về vốn đầu tƣ sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, ƣu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ƣu đãi khuyến khích các ngân hàng cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn. Có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, giống vào sản xuất cho nông dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trƣờng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đào tạo nâng cao trình độ cho nông dân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp huyện nam giang tỉnh quảng nam (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)