6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Thực hiện tốt công tác bảo đảm tiền vay
Khi một ngân hàng cho vay đều mong muốn rằng nguồn thu nợ món vay là từ tiền thu được từ hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập của khách
hàng. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra đối với món vay, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng có bảo đảm tiền vay để ràng buộc trách nhiệm pháp lý cũng như nâng cao ý thức sử dụng vốn vay có hiệu quả của khách hàng. Điều này càng trở nên thiết thực hơn bao giờ hết bởi nợ
xấu ngân hàng đang tiếp tục gia tăng. Vì thế, việc chấp hành tốt quy định về
thẩm định, nhận TSBĐ là yêu cầu cũng cần được chú trọng. Cụ thể:
- Cần nâng cao chất lượng bảo đảm tín dụng bằng hình thức thế chấp, cầm cố: Điều quan trọng là phải xem xét tính pháp lý của hồ sơ thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm cho việc chuyển nhượng tài sản khi bán đấu giá, tránh hiện tượng lừa đảo bằng giấy chứng nhận sở hữu giả. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới việc định giá chính xác tài sản, đặc biệt đối với tài sản là nhà đất, dây chuyền máy móc thiết bị nhập ngoại đã qua sử dụng. Nếu tài sản cầm cố là ngoại tệ cần quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng trong tương lai như tỷ giá, lạm phát vv…nhất là những khoản cho vay lớn và dài hạn.
- Đối với TSBĐ là động sản như các máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải vv… là những tài sản rất dễ hư hỏng, mất mát trong quá trình bảo quản và sử dụng. Thậm chí đã có ngân hàng khác xảy ra trường hợp khách hàng đã có cam kết thế chấp tài sản cho ngân hàng nhưng vẫn đem tài sản thế chấp đó đi bán cho các đối tác khác mà ngân hàng không hề hay biết vì lý do là đối với máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thì không được đăng ký sỡ hữu tại các cơ quan quản lý nhà nước nên việc bán tài sản không có trở
ngại gì. Để tránh xảy ra tình trạng trên, CBTD cần có kế hoạch kiểm tra các tài sản này hàng quý hoặc khi có dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, việc kiểm tra này còn có thể giúp cho Chi nhánh có thể phát hiện kịp thời các trường hợp hư
hỏng, giúp Chi nhánh định giá lại tài sản hư hỏng, xuất toán giá trị TSBĐ bị
mất mát kịp thời đồng thời thu nợ trước hạn tương ứng với phần giá trị TSBĐ
- Đối với những món cấp tín dụng tối đa từ 2 tỷđồng trở lên thì TSBĐ
phải qua một trung gian thẩm định. Tuy nhiên đối với những món có giá trị
dưới 2 tỷ đồng CBTD cũng phải nắm những kỹ năng cơ bản về cầm cố thế
chấp để tự bảo vệ cho bản thân. Chẳng hạn ngoài việc nắm được khung giá
đất của chính quyền thành phố, còn phải hiểu rõ về giá cả thực và những biến
động của nó trên thị trường. Để có thể định giá chính xác giá trị tài sản thế
chấp CBTD nên đưa ra những tiêu chí như: đối với nhà đất là vị trí, tình trạng hiện tại, sự biến động giá trên thị trường vv… Với những tài sản thế chấp cầm cố bằng máy móc thì Chi nhánh nên hoàn toàn thuê bên thứ 3 giám định. CBTD khi tham khảo giá trên các trang mạng cần tìm được giá giao dịch thành công của TSBĐ trên thị trường tại thời điểm định giá. Tránh trường hợp những người môi giới “thổi” giá lên cao, và cũng tránh trường hợp rủi ro đạo
đức nghề nghiệp là cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng tự “thổi” giá lên để nâng cao giá tài sản mình đang cần định giá. Một vấn đề cần lưu ý về
công tác định giá TSBĐ nữa có thể thấy là việc định giá TSBĐ thường thấp hơn giá trị thực của nó. Vì vậy nhiều doanh nghiệp có thể sử dụng giấy tờ giả
như hợp đồng giả, biên bản nghiệm thu giả để nâng giá trị tài sản thế chấp. Do
đó, CBTD cần lưu ý sử dụng BCTC hay kiểm tra sổ sách kế toán phần “Nguyên giá tài sản cốđịnh” của doanh nghiệp để xác định giá trị thực của tài sản thế chấp, tránh để xảy ra trường hợp nêu trên.
- Để đảm tính thanh khoản cho những TSBĐ thì CBTD cũng cần lưu ý rằng không nên chọn những tài sản quá lớn, những công trình đang xây dựng dở dang, bởi vì khi phát mại sẽ rất khó tìm được người mua. Phải kiểm tra kỹ
giấy tờ quyền sỡ hữu tránh trường hợp tài sản đem thế chấp ở nhiều ngân hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần tìm hiểu, tạo mối quan hệ gần gũi với
địa phương tránh các vướng mắc trong quá trình xử lý TSBĐ sau này. Và
làm TSBĐ nằm trong danh mục tài sản có thể chấp nhận làm bảo đảm tiền vay của Vietinbank không.
- Để đảm bảo giá của TSBĐ không thấp hơn giá trị thị trường tại mọi thời điểm, đảm bảo cho các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh
đem lại hiệu quả cao hơn, Chi nhánh cần phải tổ chức định giá lại TSBĐ khi TSBĐ giảm giá. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giá bất động sản trên thị
trường đang giảm từ 30% đến 50%, nếu không đánh giá lại kịp thời thì giá trị
TSBĐ sẽ không đủ để thực hiện bù đắp khoảng nợ nếu có rủi ro xảy ra. Vì vậy, yêu cầu đánh giá lại khi giá trị TSBĐ giảm là cần thiết.