6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.9. Nâng cao trình độ cán bộ về nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp
- Nâng cao phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ
chuyên môn công tác đối với CBTD: CBTD là những người tiếp xúc khách hàng đầu tiên, là những người sâu sát nhất với khách hàng. Vì thế cần thường xuyên nhắc nhở cho CBTD về đạo đức nghề nghiệp, về những ý muốn chủ
quan, những cám dỗ tạm thời ảnh hưởng đến lý trí, ảnh hưởng đến hình ảnh
đẹp của người cán bộ ngân hàng như: cho vay không đáp ứng được đầy đủ
các điều kiện vay vốn, thực hiện không đúng quy trình cho vay và kiểm soát tín dụng thì lỏng lẻo.
- Chi nhánh thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi, học tập nghiệp vụ qua đó có thể chia sẽ những kinh nghiệm mà mỗi CBTD rút ra trong quá trình tiếp xúc khách hàng hoặc thao tác công việc mà mình đã gặp phải. Hàng ngày, CBTD phải kiểm tra mail thường xuyên để nhận các thông báo mới nhất và cập nhật các thông tin về những rủi ro trên thị trường đã được đăng tải trên các website thống kê sự kiện rủi ro của Vietinbank để từ đó tự mình có thể rút ra những bài học kinh nghiệm từ những sai phạm đó. Hay Chi nhánh có thể tự tổ chức các lớp nhận thức về rủi ro tín dụng, nhằm tạo ý thức ban
đầu cho CBTD và có nhạy bén trong việc nhận diện rủi ro. Ngoài ra, CBTD cũng cần trao dồi các kiến thức về phân tích BCTC chuyên sâu, nhằm có đủ
khả năng nắm được BCTC của doanh nghiệp, tránh bị các doanh nghiệp che lấp những lỗ hỏng. Việc học tập có thể do Chi nhánh tổ chức, nhưng cũng cần nhắc nhở để CBTD hiểu rằng: Việc học tập có thể ở mọi lúc, mọi nơi, CBTD có thể học tập ở sách báo, ở đồng nghiệp, hoặc qua kinh nghiệm thực tế vv…
- Tại Chi nhánh hiện nay thông tin chủ yếu được tiếp nhận ở dạng thô, chưa được người tìm kiếm xử lý, phân tích để phục vụ nhiều hơn trong tín dụng. Vì vậy cần đào tạo cho CBTD kỹ năng tiếp cận thông tin, phân tích thông tin vì đây là yếu tố cần thiết, góp phần quan trọng trong công tác tín
dụng cũng như kiểm soát rủi ro của các khoản cấp tín dụng.
Chi nhánh giao cho Đoàn Thanh niên (là những lực lượng trẻ, có trình
độ), đề án thiết kế phần mềm quản lý thông tin khách hàng tự động và khi cần thiết có thể kết xuất các hồ sơ tín dụng như: Hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, các mẫu biểu khác có liên quan tránh việc CBTD làm thủ công sẽ bị thiếu thông tin gây bất lợi cho quá trình quản lý, thu nợ, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cán bộ. Đây cũng là công trình trong năm của Đoàn Thanh niên thể
hiện văn hóa Vietinbank đó là: Sức trẻ không ngại khó, biết vận dụng sự hiểu biết, trình độ của mình đóng góp vào việc xây dựng phát triển kinh doanh tại cơ quan.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ nhằm hạn chế những tiêu cực do mối quan hệ lâu dài với khách hàng: Việc CBTD quản lý khách hàng trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho CBTD có suy nghĩ chủ quan, không có cái nhìn mới đối với những thay đổi của khách hàng, và dễ phát sinh những tiêu cực khác. Vì vậy có thể định kỳ từ 2 đến 3 năm luân chuyển cán bộ sang phòng khác, nhằm nâng cao sự thích nghi, nâng cao cơ hội tiếp xúc khách hàng mới, và cơ hội học tập mới, hạn chế các rủi ro do mối quan hệ lâu dài với khách hàng tạo ra.
- Bên cạnh việc đào tạo phẩm chất, năng lực của CBTD thì Chi nhánh cũng phải có chính sách khen thưởng và kỷ luật hợp lý. Cần có những chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ phát triển nhiều khách hàng tốt, đúng định hướng. Chính sách khen thưởng sẽ là nguồn động viên, cổ vũ, thể hiện sự
quan tâm của Ban lãnh đạo Chi nhánh và thể hiện sự ghi nhận của Chi nhánh về những đóng góp mà CTBD đã bỏ ra. Từ đó làm tấm gương, mục tiêu phấn
đấu cho những cá nhân bị sai phạm, những cá nhân không chịu nổ lực để cải thiện bản thân mà suốt ngày thụđộng với những kiến thức nhỏ hẹp, và tụt hậu,
kịp thời, các biện pháp kiểm soát RRTD mới phát huy hết hiệu quả.