Kiến nghị với Ngân hàng Nhàn ước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương ngũ hành sơn (Trang 119 - 126)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhàn ước

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC: Trung tâm CIC là một kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề

thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. Thông qua CIC các ngân hàng sẽ có các thông tin về khách hàng vay vốn, các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, các ngân hàng sử dụng để tham khảo đáp ứng cho các mục đích kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc cung cấp các thông tin tín dụng trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Đây là một trong những

nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc phân tích tín dụng của các ngân hàng. Trong thời gian đến, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để làm được điều này NHNN cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Có sự phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thương mại, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm thông tin về những doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Sau đó sắp xếp có hệ thống,

đa dạng hóa đến mức tối đa các thông tin thu thập được làm thành kho dữ liệu phục vụ cho các ngân hàng khi có nhu cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng được nhanh chóng và chính xác nhất.

- Trung tâm CIC cần có những quy định nhằm yêu cầu các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Đưa những biện pháp xử lý đối với tổ

chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, nhằm giúp cho các ngân hàng Việt Nam phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ áp dụng các công nghệ mới, hiện

đại hóa và tự động hóa ở đa số các công đoạn xử lý nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả công việc, tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời có khả năng phân tích sâu về tình hình khách hàng có quan hệ tín dụng tại các ngân hàng nhằm kịp thời cảnh báo cho các ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng.

- Nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra NHNN: Tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm tra hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên

cơ sở phát huy vai trò giám sát, nhận dạng và đưa ra được đánh giá độc lập về

chiến lược, chính sách, quy trình cấp tín dụng và quản trị danh mục của các ngân hàng. Tiến hành cải cách thanh tra ngân hàng theo hướng tập trung hóa, hình thành cơ quan giám sát an toàn hoạt động ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế.

3.3.3. Kiến nghị với Chính phủ

- Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai trên nền tảng công nghệ hiện đại, kết nối từ địa phương đến Trung ương tạo thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan nhà nước mà chưa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Các dữ liệu, thông tin còn được lưu trữ dưới dạng chứng từ giấy, nếu muốn tra cứu, sử dụng phải tốn nhiều thời gian, chưa kể đến những thông tin lưu trữ trong thời gian quá lâu bị mất mát, hư hỏng không khai thác được. Vì vậy, sẽ rất khó khăn cho ngân hàng nếu muốn tìm hiểu thông tin lịch sử của khách hàng. Chẳng hạn để tìm hiểu thông tin một KHCN, ngân hàng phải liên hệ với ủy ban phường nơi khách hàng đang cư

trú, và thông tin thu thập được chỉ là một số thông tin cơ bản như: tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, mối quan hệ với những thành viên trong hộ khẩu. Còn các thông tin về tài sản sở hữu, các giao dịch của tài sản trong quá khứ hay các mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó thì không khai thác được. Nếu muốn lấy thông tin từ các cơ quan thuế, công an thì rất khó khăn. Do vậy việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là rất cần thiết, trước hết sẽ phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước, bên cạnh đó sẽ

giúp các ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng. - Yêu cầu Bộ Tài chính cần có biện pháp giám sát chặt chẽ việc tuân thủ chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp, và các đơn vị

doanh nghiệp làm đẹp BCTC ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của ngân hàng. Bên cạnh đó, đưa ra các biện pháp chế tài, biện pháp xử lý nặng các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, cố tình sửa BCTC, làm cho BCTC không phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp. Như vậy cũng đã một phần nào giúp cho các ngân hàng trong công tác kiểm soát rủi ro mà cụ thể là nâng cao chất lượng thông tin đầu vào làm cơ cở cho ngân hàng thẩm định tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Tăng cường tính minh bạch của các giao dịch bất động sản: Chính phủ đề ra các yêu cầu, kế hoạch thành lập và phát triển các sàn giao dịch bất

động sản tập trung, hướng đến các giao dịch bất động sản phải thực hiện thông qua sàn giao dịch, và giá cả giao dịch phải được công khai, việc thanh toán chuyển tiền phải được thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng. Điều này sẽ tránh hiện tượng đầu cơ, giá giao dịch không phán ánh đúng thực tế, hơn nữa đây cũng chính là cơ sở để ngân hàng có những thông tin chính xác, có căn cứ và đáng tin cậy trong quá trình thẩm định tài sản thế chấp.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với nhiều biến động và rất nhiều khó khăn. Cả nước có rất nhiều doanh nghiệp phải lâm vào tình trạng phá sản, giải thể vì hoạt động kinh doanh rơi vào tình trạng ngày càng xấu và không đứng vững được. Và hệ

quả tất yếu dẫn đến đó là các ngân hàng thương mại đang có nguy cơ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Một rủi ro làm giảm lợi nhuận chủ yếu đối với ngân hàng thương mại, vì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao so với các hoạt động khác. Và những nguyên nhân của rủi ro tín dụng thì lại chịu sự tác động của nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay trở thành là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản trị của các ngân hàng thương mại.

Mặc dù trong những năm qua Vietinbank luôn luôn có những chính sách nhằm thay đổi mô hình tín dụng, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng, kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên, mô hình đưa ra và triển khai thực tế đã không đáp

ứng được mong muốn của Ban lãnh đạo trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng, chẳng hạn: Mô hình tín dụng giai đoạn 1 với sự thành lập của phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, trực thuộc Ban giám đốc Chi nhánh, thẩm định hồ sơ

tín dụng độc lập. Vì vậy có thể thấy công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay của Vietinbank nói chung và tại Chi nhánh nói riêng còn nhiều hạn chế. Trong thời gian đến, Chi nhánh dưới sự chỉ đạo của Vietinbank cần hoàn thiện hơn nữa các mô hình, các biện pháp thực hiện tốt công tác kiểm soát cũng như tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay.

Với mục tiêu đóng góp những giải pháp nhằm kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay tại Chi nhánh, luận văn đã nghiên cứu, đi sâu mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và đã hoàn thành việc nêu các nội dung:

* Phân tích cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, về kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thương mại.

* Phân tích thực trạng công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Vietinbank Ngũ Hành Sơn với các biện pháp cụ thể đã được Chi nhánh áp dụng trong quá trình tác nghiệp hàng ngày và phân tích các tiêu chí

đánh giá kết quả kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong môi trường kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, và trong bối cảnh cạnh tranh

đang ngày càng gây gắt giữa các ngân hàng. Từ đó đánh giá những thành tựu mà Chi nhánh đã đạt được và những mặt còn hạn chế, thiếu sót. Sau đó, đi sâu tìm hiểu các nguyên nhân của những hạn chế đối với công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay tại Chi nhánh Vietinbank Ngũ Hành Sơn để

có hướng khắc phục và hoàn thiện.

* Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó kết hợp với việc tìm hiểu những

định hướng phát triển trong tương lai gần của Vietinbank và những nhận định, dự đoán đối với nền kinh tế nói chung và môi trường kinh doanh tại Đà Nẵng nói riêng, học viên đã đề xuất một số giải pháp và một số kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay tại Chi nhánh Vietinbank Ngũ Hành Sơn.

Những kết quả nghiên cứu trong luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc tạo môi trường tín dụng an toàn, hiệu quả, chất lượng làm nền tảng và cơ sở cho Chi nhánh thực hiện mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận, kinh doanh ngày càng phát triển, tiếp tục tạo uy tín và thương hiệu cho Chi nhánh Vietinbank Ngũ Hành Sơn là Chi nhánh hoạt động vì chất lượng và vì sự tăng trưởng trong hệ thống Vietinbank cũng như trong hệ

TÀI LIU THAM KHO

[1] Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính,

Hà Nội.

[2] Lê Viết Mười (2013), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[3] Ngân hàng Nhà nước, Quyết định 493/2005/QĐ/NHNN (2005), Ban hành v

quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

[4] Nguyễn Mạnh Phát (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài

Gòn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

[5] Nguyễn Bá Phương (2013), Kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho

vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[6] Quy trình 1068/2013/QĐ-TGD-NHCT35 tháng 12/2013, “Quy trình cấp tín

dụng đối với KH theo mô hình giai đoạn 2” và phụ lục 9 – “Hướng dẫn giám sát tín dụng nội bộ”

[7] Quyết định 234 QĐ-NHCT 37 ngày 09/06/2005, “Quy định về phân loại nợ,

trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương”

[8] Quyết định 3946/QĐ/TGĐ-NHCT 35 ngày 30/12/2012, “Quy trình chấm

điểm KHDN theo mô hình giai đoạn 2”

[9] Quyết định 3947/QĐ/TGĐ-NHCT 35 ngày 30/12/2012, “Quy trình chấm

[10] Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản trị ngân hàng thương mại,

NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.

[11] Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng, Luận văn

thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[12] Website:http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Buc-tranh-no-

xau-giai-doan-2011-2013/39689.tctc

[13] Website: http://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương ngũ hành sơn (Trang 119 - 126)