Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương ngũ hành sơn (Trang 35 - 38)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng

Việc đánh giá chất lượng, kết quả kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng của ngân hàng cần xem xét các chỉ tiêu như: Cơ cấu nhóm nợ theo mức độ rủi ro; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ; nợ xấu phát sinh tăng, nợ xấu phát sinh giảm, tỷ lệ dự phòng xử lý rủi ro trên tổng dư nợ; tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dư nợ. Thông thường các chỉ tiêu trên sẽ được so sánh với mức kế hoạch mà ngân hàng đã đề ra trên cơ sở vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển của ngân hàng, vừa kiểm soát được chất lượng nợ, hạn chế đến mức thấp nhất nợ

xấu phát sinh. Ngoài ra các tiêu chí trên còn được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành, định hướng của hệ thống, thông lệ quốc tế, mặt bằng khu vực.

a. Cơ cu nhóm n theo mc độ ri ro

Đây là việc ngân hàng căn cứ vào thời gian quá hạn trả nợ của khách hàng, phương pháp đánh giá rủi ro về định tính để thực hiện phân nợ vay theo nhóm có mức độ rủi ro từ thấp đến cao.

đốc NHNNVN “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” thì nợ vay được phân thành 5 nhóm nợ: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn); nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý); nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn); nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ); nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại thấp cho thấy rủi ro càng thấp và ngược lại.

b. T l n xu trên tng dư n

Sau khi đã phân nhóm nợ theo tiêu chí rủi ro, từ đó xác định nợ xấu là nợ có mức độ rủi ro cao nhất được quy định cụ thể từ nhóm nợ nào đến nhóm nợ nào.

Cũng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/04/2005 của NHNNVN, nợ xấu bao gồm các nhóm nợ từ nhóm 3 trởđi, bao gồm: Nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu X 100% Tổng dư nợ

Việc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu giúp so sánh được nợ xấu đạt tỷ lệ

bao nhiêu so với quy mô tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu phải thỏa mãn

điều kiện nhằm đạt được mục tiêu chung của ngân hàng là đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa khống chế tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn, có thể chấp nhận

được. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới một mức nào đó được coi là an toàn (hiện nay ngưỡng an toàn là dưới 3% tính theo thông lệ quốc tế). Khi tỷ

lệ nợ xấu vượt quá tỷ lệ này thì tổ chức đó cần phải xem xét, rà soát lại danh mục đầu tư của mình một cách đầy đủ, chi tiết và thận trọng hơn.

c. N xu phát sinh tăng, n xu phát sinh gim trong k

chất lượng nợ trong kỳ, còn để phát sinh nhiều nợ xấu.

Nợ xấu phát sinh giảm trong kỳ được đánh giá có thể do các nguyên nhân từ khách hàng, hay nguyên nhân từ nổ lực trong công tác kiểm soát và tài trợ RRTD của ngân hàng

- Nguyên nhân từ phía khách hàng: Là do tình hình tài chính của khách hàng được phục hồi nên đã có nguồn thu cho việc trả nợ ngân hàng

- Nguyên nhân từ việc thực hiện tốt công tác kiểm soát và tài trợ RRTD của ngân hàng: Từ xử lý TSBĐ để trả nợ vay, từ việc mua bán nợ hay đền bù của bên thứ ba vv…; giảm do khách hàng được chuyển nhóm nợ do được cơ

cấu, gia hạn nợ; và giảm do nợđược xử lý rủi ro.

d. T l d phòng x lý ri ro trên tng dư n

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của ngân hàng thương mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Số tiền trích lập và tỷ lệ

trích lập dự phòng rủi ro phản ánh được nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ trích lập DPRR cụ thể càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải rất cao.

Việc trích lập này được thực hiện trước khi rủi ro xảy ra trên cơ sở

phân loại nợ và mức độ rủi ro của từng nhóm nợ, trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì ngân hàng dùng nguồn này để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra.

Tỷ lệ số dư DPXLRR cụ thể = Số dư DPXLRR cụ thể X 100% Tổng dư nợ

e. T l xóa n ròng trên tng dư n

Nợ xóa (hay còn gọi là nợ đã xử lý rủi ro, nợ xử lý ngoại bảng) là khoản nợ được xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử

này sau khi xóa sẽđược hạch toán ngoại bảng, khi có điều kiện sẽ thu nợ. Tỷ lệ nợ xóa ròng là chỉ tiêu đánh giá tổn thất cuối cùng của ngân hàng, tỷ lệ nợ xóa ròng càng cao cho thấy công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng càng hạn chế.

Xóa nợ ròng = Dư nợ xóa – Số tiền đã thu hồi

Tỷ lệ xóa nợ ròng trong kỳ = Nợ xóa ròng trong kỳ X 100% Tổng dư nợ

Tất cả các chỉ tiêu đưa ra sẽđược so sánh với mục tiêu, kế hoạch mà ngân hàng đã đặt ra từđầu năm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương ngũ hành sơn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)