6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.6. Thành lập tổ thu hồi nợ thực hiện thu hồi nợ xấu
Hiện nay việc xử lý nợ xấu tại Chi nhánh được giao cho CBTD thực hiện cho vay, hoặc CBTD nhận bàn giao lại. Tuy nhiên có thể thấy rằng, việc
đòi nợ thực tế rất khó bởi việc CBTD đó đã có mối quan hệ gắn bó từ trước với khách hàng sẽ làm cho việc đòi nợ thiếu tính kiên quyết. Vì vậy Chi nhánh nên thành lập một tổ thu hồi nợ xấu. Tổ này sẽ bao gồm 3 thành viên gồm: Phó Giám đốc phụ trách tín dụng làm tổ trưởng, một trưởng hoặc phó lãnh đạo phòng và một cán bộ xử lý nợ quá hạn. Đây là những người có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, vừa thông hiểu pháp luật, vừa nhạy bén và có kinh nghiệm.
việc xử lý nợ xấu. Trong chương trình này cần để ra các mục tiêu, biện pháp thực hiện và thời gian thực hiện. Chương trình thu hồi nợ xấu gồm các bước:
- Tiếp xúc với khách hàng;
- Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng, khả
năng trả nợ;
- Áp dụng các biện pháp phân luồng thu nợ và xử lý nợ: Tạo điều kiện
để khách hàng tái cơ cấu nguồn vốn, tài sản, điều chỉnh kế hoạch SXKD; thanh lý các tài sản không cần thiết, hoạt động kém hiệu quả để trả bớt nợ; thỏa thuận với khách hàng giải chấp TSBĐ; khởi kiện ra tòa án vv… Cụ thể:
+ Đối với những khoản nợ có vấn đề Chi nhánh đã phân luồng bằng giải pháp tái cấu trúc thì cán bộ quản lý khoản vay thực hiện các phương án giãn nợ, gia hạn nợ cho khách hàng và phải thường xuyên theo dõi giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và phối hợp với Bộ phận thu hồi nợ của Khối quản trị rủi ro tại Hội sở chính để giám sát tình hình trả nợ
vay sau khi thực hiện các giải pháp tài chính cho khách hàng.
+ Đối với những khoản nợ có vấn đề Chi nhánh đã phân luồng bằng giải pháp tự thu thì phải có phương án thu hồi nợ khả thi và tổ thu hồi nợ sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý để thu hồi nợ.
+ Đối với những khoản nợ có vấn đề Chi nhánh đã phân luồng bằng giải pháp kiện tụng thì phối hợp với bộ phận chuyên trách là Phòng Xử lý nợ, Phòng Pháp chế và các bộ phận khác có liên quan tại Trụ sở chính để đẩy nhanh công tác khởi kiện, phát mãi tài sản nhằm đảm bảo thu hồi được nợ
nhanh chóng.
- Tổ thu hồi nợ xấu còn có nhiệm vụ phân tích cơ cấu tín dụng, lập báo cáo tỷ lệ nợ không thu hồi được trong một khoảng thời gian có thể 5 năm,
đánh giá tỷ lệ nợ xấu, nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh nợ xấu và tỷ lệ nợ
cũng như có biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn.