7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Cơ cấu ngành nghề
Cơ cấu ngành nghề bao gồm: Nông - Lâm nghiệp và Thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng; Thương mại - Dịch vụ.
Số lượng DNTN tập trung chủ yếu vào ngành Công nghiệp - Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ vì là tỉnh mới được thành lập, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản rất lớn, do đó các doanh nghiệp tập trung nhiều vào lĩnh vực xây dựng dân dụng và hoạt động dịch vụ bán buôn, bán lẻ phục vụ nhu cầu tại địa phương. Các DNTN đều có quy mô rất nhỏ cả về vốn và lao động, năng lực kinh doanh còn hạn chế, khó có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài tỉnh. Các DNTN phát triển khá đa dạng, phong phú. Khi làm thủ tục, ĐKKD, các chủ doanh nghiệp thường đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh. Tuy vậy cũng có những doanh nghiệp chưa xác định được ngành nghề kinh doanh chính để đầu tư ổn định lâu dài. Mặc dù tỉnh Lai Châu đã có những chính sách ưu đãi riêng cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực còn dư địa phát triển rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là các chủ doanh nghiệp chưa khảo sát, nghiên cứu kỹ thị trường. Hơn nữa đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải tích tụ được ruộng đất,đầu tư dây chuyền công nghệ đồng bộ, trong khi năng tài chính ban đầu của đa số các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, đất đai manh mún, rủi ro trong đầu tư cao hơn các ngành khác.Cơ cấu ngành nghề được phân bố cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.3: Phân bố doanh nghiệp tƣ nhân theo cơ cấu ngành nghề năm 2016
( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2016)
So với doanh nghiệp của cả nước và các tỉnh trong khu vực, số lượng của DNTN ở Lai Châu còn nhỏ bé, chiếm khoảng 0,19% tổng số doanh nghiệp cả nước, bình quân có 530 người có 1 DNTN. Tuy nhiên, xét theo tốc độ tăng trưởng thì số lượng DNTN ở Lai Châu tăng nhanh so với thời điểm mới chia tách tỉnh. Điều đó là do những cơ chế, chính sách thông thoáng của Luật doanh nghiệp và những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích sự phát triển của khối kinh tế tư nhân đã khơi dậy và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần kinh doanh, tinh thần tự lập nghiệp trong các tầng lớp dân cư, huy động được tiềm năng, nội lực, công sức, kinh nghiệm, trí tuệ và các nguồn vốn đầu tư vào SXKD. Giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước và giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tỉnh.