Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 77 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính

Trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp sau ĐKKD, tỉnh Lai Châu đã quy định cơ chế phối hợp giữa các Sở,ngành, UBND các huyện, thành phố của tỉnh trong việc phối hợpQLNN đối với doanh nghiệp sau khi thành lập trên địa bàn, đảmbảo nguyên tắc quản lý như Quyết định số 419/QĐ-TTg phân định là: Trách nhiệm QLNN đối với doanh nghiệp được

phân định rõ ràng gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan QLNN cụ thể. Các cơ quan Nhà nước quản lý doanh nghiệp theo từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, nghề chịu sự quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước, mỗi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực chuyên ngành tương ứng.

Hiện nay Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu đang thực hiện việc hậu kiểm đối với nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nội dung công việc hậu kiểm gồm:

(1). Kiểm tra sự chấp hành của doanh nghiệp đối với các nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp:

- Chấp hành quy định về thành lập doanh nghiệp;

- Chấp hành quy định về đăng ký trụ sở chính của doanh nghiệp; (2). Kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp:

- Chấp hành quy định treo biển hiệu của doanh nghiệp; - Chấp hành quy định về đăng ký góp vốn của doanh nghiệp; - Chấp hành quy định về quản lý doanh nghiệp;

- Chấp hành quy định về đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp;

- Chấp hành quy định về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp;

- Chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp

(Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, vốn pháp định của doanh nghiệp,…);

- Chấp hành quy định về sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

- Chấp hành quy định về tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi);

- Chấp hành các quy định về chế độ kế toán, thuế; đất đai; xây dựng; môi trường; lao động; vệ sinh an toàn thực phẩm,… của doanh nghiệp.

(3). Kiểm tra việc chấp hành các quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp:

- Chấp hành công bố thông tin về đăng ký doanh nghiệp; - Chấp hành chế độ báo cáo, thông báo của doanh nghiệp.

Qua quá trình tranh tra, kiểm tra cho thấy về cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đều tuân thủ Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn có một số vi phạm mà doanh nghiệp thường mắc phải như:

- Vi phạm quy định về kê khai nhân thân của người thành lập doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp;

- Vi phạm các quy định về kê khai trụ sở doanh nghiệp;

- Vi phạm các quy định về đăng ký vốn góp vào doanh nghiệp

- Vi phạm các quy định về đăng ký thay đổi nội dung hồ sơ ĐKKD của doanh nghiệp

- Vi phạm về gửi báo cáo tài chính,…

Qua kiểm tra các doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã kịp thời chấn chỉnh các hoạt động vi phạm của doanh nghiệp

để phù hợp với các quy định và đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.

Có thể thấy rằng, hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai Châu chủ trì phối hợp với các sở, ngành chức năng khác triển khai công tác hậu kiểm doanh nghiệp sau ĐKKD.

Theo con số thống kê, số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có ĐKKD, nhưng không có hoạt động thực sự vẫn chiếm tỷ lệ cao: 22%. Năm 2016, có 82 doanh nghiệp bị giải thể và thu hồi giấy phép kinh doanh, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2015. Tuy nhiên, đối với công tác thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp vi phạm vẫn còn bất cập. Tình trạng phổ biến hiện nay là sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp thay đổi địa chỉ hoạt động, điều đó gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc gửi các thông báo, yêu cầu về thực hiện các văn bản mới cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, theo quy định, Phòng ĐKKD chỉ được tiến hành thu hồi giấy chứng nhận và xóa tên trong sổ đăng ký khi có báo cáo của các ngành chức năng về việc doanh nghiệp đã bỏ địa chỉ, không hoạt động hoặc có dấu hiệu lừa đảo. Tuy nhiên, sự phối hợp này giữa các ngành cũng chưa được kịp thời nên ảnh hưởng đến công tác quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)