Đóng góp củadoanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 66 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Đóng góp củadoanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh

2.2.5.1. Kết quả đóng góp và ngân sách địa phương

Trong những năm qua, thu ngân sách trên địa bàn tăng khá, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, thu ngân sách trên địa bàn đạt 487,5 tỷ đồng, năm 2012 đạt 480,8 tỷ đồng, năm 2013 đạt 608 tỷ đồng, năm 2014 đạt 858,8 tỷ đồng, năm 2015 đạt 957,3 tỷ đồng và đặc biệt năm 2016 đạt 1.580 tỷ đồng. Trong tổng thu ngân sách trên địa bàn, hệ thống DNTN góp phần rất quan trọng. Do có sự nỗ lực trong SXKD, kết quả nộp ngân sách những năm qua của các DNTN tăng khá. Năm 2011, tỷ lệ đóng góp vào ngân sách tỉnh của DNTN chiếm 9,7% tổng thu ngân sách, đến năm 2016 tăng lên 15,8% tổng thu ngân. Như vậy, so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì DNTN ở Lai Châu có tốc độ tăng tương đối nhanh và tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước cao hơn trong tổng thu nộp Ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó cơ cấu nguồn thu cũng có sự chuyển biến tích cực, thu từ các hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất ngày càng tăng. Năm 2011 thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 139,4tỷ đồng, đạt 108,5% so với dự toán Bộ Tài chính, tăng 10% so với cùng kỳ. Năm 2016 thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1.132,5 tỷ, đạt 144,3% so với dự toán, tăng 52,9% so với năm 2015. Đây là một xu hướng tích cực bởi nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước thì nguồn thu chủ yếu là từ các DNTN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ đóng góp trong tổng thu ngân sách địa phƣơng củadoanh nghiệp tƣ nhân giai đoạn 2011-2016

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2016)

2.2.5.2. Doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển là yếu tố quyết định đến tăng trưởng cao và ổn định nền kinh tế

Khu vực kinh tế tư nhân luôn giữ mức tăng trưởng cao đặc biệt là các doanh nghiệp đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Lai Châu. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân nói chung đều đặn và xấp xỉ với tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh. Sự phát triển nhanh của khu vực KTTN nói chung và DNTN nói riêng góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của DNTN đã góp phần quan trọng trong việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng, giúp các vùng, địa phương khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển nhanh các ngành sản xuất và dịch vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- 200,00 400,00 600,00 800,00 1000,00 1200,00 1400,00 1600,00 2011 2012 2013 2014 2015 2016 487,5 480,8 608 859 957,3 1.580 51,7 72,7 109,2 171,4 148,2 285,9

Tổng thu ngân sách địa phương

2.2.5.3. Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động

Thời gian qua DNTN ở Lai Châu đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương. Cùng với đà tăng nhanh về số lượng DNTN, quy mô lao động cũng tăng tương ứng. Nhiều DNTN đã giải quyết việc làm cho một số lượng lao động tương đối lớn như DNTN Thanh Tuyền, DNTN xây dựng Hoàng Nhâm, DNTN số 10,… Bên cạnh đó, chất lượng lao động cũng được cải thiện đáng kể. Do doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến nên bước đầu đã có được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và đặc biệt là đội ngũ công nhân có tay nghề cao và có tác phong công nghiệp. Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm đến thời điểm 31/12/2015, trong số 828 DNTN thì số doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động là 417 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 50,4%. Số doanh nghiệp sử dụng từ 10-49 lao động là 351doanh nghiệp, chiếm 42,4%; số doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở lên là 60 doanh nghiệp, chiếm 7,2%. Như vậy, nhìn chung xét về quy mô doanh nghiệp theo tiêu chí sử dụng lao động thì các doanh nghiệp nói chung và các DNTN nói riêng ở Lai Châu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trình độ chuyên môn và tay nghề của lao động trong các DNTN không ngừng được nâng cao. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 4,8 triệu đồng/tháng/người. Năng lực, trình độ chuyên môn của người lao động đã được các DNTN quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, do hạn chế về vốn, trình độ quản lý, nên hiệu quả kinh tế của các DNTN chưa cao, việc thu hút nhân tài so với các loại hình doanh nghiệp khác còn thấp. Đây cũng là khó khăn chung của các DNTN trong phạm vi cả nước. Ngoài việc thu hút lao động làm việc tại các DNTN, các DNTN đã quan tâm đến quyền lợi của người lao động. Số lao động được tham gia đóng bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, nhờ đó người lao động yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)