Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 89 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Thứ nhất, hiện nay chưa có một văn bản riêng hướng dẫn cách thức thực hiện quản lý nhà nước sau đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp tại các huyện, thành phố, dẫn đến việc quản lý nhà nước đối với DNTN tại tỉnh Lai Châu đôi khi còn mang tính tự phát, không thống nhất, cách thức tiến hành không đồng bộ, chủ yếu được rút ra từ kinh nghiệm thực tế làm việc. Nhà nước mới chỉ tập trung vào soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện, hướng dẫn nghiệp vụ, còn ở địa phương mới chủ yếu hướng dẫn thực hiện đăng ký kinh doanh, chưa có cơ chế theo dõi và cập nhật được tình hình phát triển của doanh nghiệp để từ đó rút ra được những phương thức quản lý có hiệu quả.

Bên cạnh đó, do chưa có quy định rõ ràng về đặt tên doanh nghiệp như thế nào là gây nhầm lẫn, tiêu chí nào xác định không trùng tên, doanh nghiệp ở các loại hình khác nhau, các lĩnh vực khác nhau, các địa phương khác nhau có thuộc phạm vi xem xét trùng tên doanh nghiệp không nên cơ quan đăng ký kinh doanh không có khả năng kiểm tra tên doanh nghiệp xin đăng ký kinh doanh có trùng tên với doanh nghiệp ở địa phương khác không. Nên khi tỉnh Lai Châu thực hiện rà soát đối chiếu thông tin doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, trong công tác hỗ trợ DNTN, sự quan tâm và đầu tư của tỉnh Lai Châu đối với công tác trợ giúp phát triển DNTN còn thấp, bố trí ngân sách hỗ trợ cho DNTN còn hạn chế.

Hỗ trợ phát triển DNTN là một vấn đề mới đối với cơ quan nhà nước cấp huyện, nhiều chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với địa phương nên do vậy khó tránh khỏi những vướng mắc khó khăn khi triển khai các chính sách, quyết định, nhiệm vụ của thành phố, dẫn đến việc khó đánh giá được kết quả hỗ trợ DNTN cũng như giảm cơ hội tham gia của các DNTN. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý còn yếu, thiếu cơ chế điều phối hoạt động trợ giúp phát triển DNTN. Hiện nay, hầu như mỗi cơ quan độc lập triển khai các chính sách chương trình của mình, thiếu sự liên kết với các chương trình khác.

Ngoài ra, việc lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến của công đồng DNTN còn ít nhiều mang tính hình thức, chưa có tính quy chuẩn, chưa hài hóa được lợi ích của nhà nước, xã hội và cộng đồng DNTN.

Thứ ba, các thủ tục hành chính tuy đã được thực hiện cởi mở và gọn nhẹ hơn nhưng vẫn chưa hoàn toàn thông thoáng và chưa thật sự nhanh chóng để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng, thiết bị đường truyền tại tỉnh Lai Châu chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai thuế điện tử, tâm lý e ngại về mức độ bảo mật, an toàn khi nộp thuế điện tử,…

Thứ tư, lực lượng cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về DNTN còn hạn chế, trong đó có năng lực nhận thức pháp luật, những vẫn đề đổi mới kinh tế nói chung và quản lý nhà nước nói tiêng.

Ở tỉnh Lai Châu hiện nay, cán bộ làm công tác hậu kiểm là cán bộ kiêm nhiệm chứ không phải chuyên trách, nên công tác chủ yếu dựa và kinh nghiệm làm việc, phương tiện phục vụ công tác quản lý còn thiếu thốn. Một bộ phận cán bộ lợi dụng quyền lực nhà nước, gây khó dễ cho doanh nghiệp để

trục lợi khiến cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước phần nhiều mang tính đối kháng.

Thứ năm, việc quản lý sau cấp phép của tỉnh Lai Châu mới dừng ở hình thức thanh tra, kiểm tra mà thiếu các công cụ để quản lý, giám sát một cách tổng thể, toàn diện.

Công tác kiểm tra hoạt động DNTN sau đăng ký thành lập triển khai chưa hiệu quả, số lượng doanh nghiệp được kiểm tra hàng năm không nhiều, còn mang tính hình thức.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Trong những năm qua, số lượng DNTN trên địa bàn tỉnh Lai Châu ngày một tăng lên, đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển tỉnh Lai Châu trở thành một tỉnh trung bình trong khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ. Tỉnh đã rất chú trọng đến công tác quản lý đối với DNTN trên địa bàn, tập trung là: công tác hoạch định chiến lược và tạo môi trường pháp lý; ban hành và thực thi các quy định pháp luật liên quan đến QLNN đối với DNTN; khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp nói chung và DNTN nói riêng; kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm. Có thể thấy, tỉnh Lai Châu đã đạt được một số thành tựu đáng kể, bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai Luật Doanh nghiệp 2014.

Chƣơng 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

3.1. Căn cứ để xây dựng giải pháp quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)